Bệnh giang mai là bệnh như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh giang mai là một trong những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và lâu dài với sức khỏe của bệnh nhân. Trong số các bệnh xã hội phổ biến hiện nay, bệnh giang mai luôn được đánh giá là bệnh rất nguy hiểm và rất phức tạp. Đồng thời, do tâm lý chủ quan của nhiều người mà những thông tin về bệnh thường ít được tiếp cận và tìm hiểu. Từ đó dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của cộng đồng. Chính vì vậy, sau đây các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về: bệnh giang mai là bệnh như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để bạn cùng tìm hiểu.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai hay còn gọi là bệnh tim la, tiêm la… Là một trong những bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục và có tỷ lệ người mắc phải rất cao.
Nghiên cứu của các chuyên gia, bác sĩ đã xác định, nguyên nhân gây bệnh giang mai là do xoắn khuẩn có tên: Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này được phát hiện bởi hai bác sĩ người đức có tên Schaudinn và Hofmann.
Đặc điểm nhận biết của xoắn khuẩn giang mai như sau: Xoắn khuẩn có dạng hình xoắn như lò xo. Mỗi xoắn khuẩn có khoảng từ 6 – 10 vòng xoắn. Đường kính ngang của xoắn khuẩn giang mai thường không quá 05µ và dài từ 6 – 10µ.
Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại được khoảng 2 ngày. Tuy nhiên, ra khỏi cơ thể người, xoắn khuẩn thường không có sự sinh sản, phát triển và dễ bị chết sau vài giờ.
Môi trường xà phòng có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai trong vài phút.
Theo các chuyên gia, xoắn khuẩn giang mai có ba hình thức phát triển chủ yếu bao gồm:
- Xoắn khuẩn di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc
- Xoắn khuẩn di động qua lại tương tự như một con lắc đồng hồ
- Xoắn khuẩn di chuyển theo kiểu lượn sóng.
Xoắn khuẩn giang mai chủ yếu di chuyển vào bên trong cơ thể người thông qua những vết thương hoặc xây sát do có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
Ban đầu, chúng xâm nhập và gây ra các triệu chứng da liễu. Sau đó nhanh chóng di chuyển vào hạch và máu lan truyền khắp cơ thể của người bệnh.
Khác với một số bệnh lý khác, cơ thể người hoàn toàn không có khả năng miễn dịch với bệnh giang mai. Đặc biệt, hiện nay cũng không có vacxin có khả năng chống lại nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai. Chính vì vậy, việc ý thức tự giữ gìn vào bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mắc bệnh giang mai là rất quan trọng và cần thiết mà mọi người nên đặc biệt lưu ý.
Đối với giới y học, bệnh giang mai được đánh giá là một trong những bệnh rất nguy hiểm và phức tạp.
Thậm chí, cha đẻ của y học hiện đại William Osler đã đưa ra nhận định: “Thầy thuốc mà rành về giang mai là rành về y học”.
Bệnh giang mai có thể điều trị được bằng kháng sinh phổ rộng penicillin. Tuy nhiên, điều trị càng sớm bạn càng có cơ hội khỏi bệnh và hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh giang mai ngày càng có xu hướng tăng lên rõ rệt. Vì bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau.
Một số nguyên nhân gây bệnh giang mai mà bạn cần lưu ý bao gồm:
Quan hệ tình dục với người bệnh
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai của hầu hết mọi người.
Vì xoắn khuẩn giang mai có thể ký sinh trong máu, trong lớp màng nhầy dưới da và tại bộ phận sinh dục, nên thông qua việc quan hệ tình dục, bạn có thể bị lây nhiễm từ người bệnh.
Những người có quan hệ tình dục phức tạp, nhiều bạn tình là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai rất cao. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp chỉ quan hệ duy nhất với một người cũng bị mắc bệnh. Nguyên nhân là do đối tác là người có đời sống tình dục phức tạp và đã bị lây bệnh từ trước.
Đặc biệt, một trong những nguy hại của bệnh giang mai là hầu hết bệnh nhân mắc bệnh giang mai đều rất ít phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm. Vì những diễn biến của bệnh thường không đồng nhất và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu hoặc nhiễm trùng tại bộ phận sinh dục khác. Từ đó, bệnh nhân vẫn “”vô tư” quan hệ tình dục và lây bệnh sang người khác.
Quan hệ qua đường tình dục là con đường ngắn và phổ biến nhất gây bệnh giang mai.
Qua đường máu
Không chỉ ký sinh tại bộ phận sinh dục, xoắn khuẩn giang mai còn được tìm thấy trong máu của bệnh nhân. Chính vì vậy, thông qua con đường máu, bạn có thể bị lây nhiễm bệnh giang mai từ người khác.
Cụ thể: Những người sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh, hoặc nhận máu từ bệnh nhân nhưng chưa có sự kiểm tra và xét nghiệm kỹ càng đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh giang mai.
Lây từ mẹ sang con
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai thông qua nhau thai có thể xâm nhập trực tiếp vào thai nhi và gây ra bệnh giang mai bẩm sinh.
Ngoài ra, thông qua con đường sinh thường xoắn khuẩn giang mai ở bộ phận sinh dục có thể xâm nhập vào cơ thể của bé một cách dễ dàng, từ đó gây bệnh giang mai ở trẻ.
Trẻ bị lây nhiễm bệnh giang mai nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của trẻ.
Lây qua vật dụng trung gian
Khi ra khỏi cơ thể, mặc dù không thể phát triển nhưng xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể tồn tại được trong một thời gian khá dài, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt,
Nếu bạn sử dụng chung đồ dùng với người mắc bệnh giang mai như: Khăn mặt, khăn tắm, nhà vệ sinh, bồn cầu, bàn chải đánh răng, dao cạo râu… Bạn đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh giang mai từ họ.
Chính vì vậy, hãy thận trọng khi sử dụng đồ dùng chung với người khác, nhất là những người không thân thiết.
Thông qua vết thương hở
Vết thương hở của người mắc bệnh giang mai là một trong những nguồn lây bệnh mà ít người để tâm tới.
Với những bệnh nhân mắc bệnh giang mai, bất kỳ vết thương nào trên cơ thể của họ đều có thể chứa nhiều xoắn khuẩn. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý tới việc tự bảo vệ mình trước khi có tiếp xúc với những vết thương hở của người khác.
Thời gian ủ bệnh của bệnh giang mai
Theo các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh, thời gian ủ bệnh của những người mắc bệnh giang mai thường không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của bệnh nhân.
Nhận định chung của các chuyên gia cho rằng: bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 – 90 ngày. Tuy nhiên, mỗi đối tượng khác nhau lại có thời gian ủ bệnh khác biệt, cụ thể:
Với những bệnh nhân có sức đề kháng kém, thời gian ủ bệnh của bệnh giang mai rất ngắn. Chỉ sau khi bị lây nhiễm bệnh khoảng 10 ngày, bệnh nhân đã có thể thấy sự xuất hiện của triệu chứng bệnh giang mai.
Những người có sức đề kháng tốt thì thời gian ủ bệnh giang mai thường rất dài, có thể lên tới 3 tháng.
Ngoài ra, ở không ít bệnh nhân, những triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu không rõ ràng hoặc không xuất hiện và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới hơn một năm. Sau đó, bệnh nhân sẽ thấy ngay những triệu chứng bệnh giang mai trong giai đoạn 2 và 3.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết: Mặc dù không bộc phát các triệu chứng, nhưng bệnh giang mai đã xuất hiện trong cơ thể của bệnh nhân nên nếu có quan hệ tình dục trong thời điểm này, bạn hoàn toàn có thể lây nhiễm sang người khác.
Đây cũng chính là một trong những hậu quả rất nguy hiểm của bệnh giang mai, không chỉ với cá nhân người bệnh mà còn với những người xung quanh.
Dấu hiệu phát hiện giang mai sớm
Phát hiện dấu hiệu bệnh giang mai sớm là một trong những vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn chủ động có những phương pháp điều trị tích cực để sớm khỏi bệnh, mà còn góp phần xây dựng các biện pháp phòng tránh cho người xung quanh để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai.
Sau khi kết thúc thời gian ủ bệnh, các dấu hiệu bệnh giang mai sớm thường được hình thành dưới dạng các tổn thương, vết loét tại bộ phận sinh dục hoặc những có niêm mạc, bán niêm mạc mềm, ẩm ướt và có tiếp xúc với mầm bệnh.
Cụ thể, tại bộ phận sinh dục của nam giới nữ giới, sẽ xuất hiện các dạng tổn thương có hình tròn hoặc oval với kích thước khoảng 0,3 – 3cm. Chúng không chứa mủ, không gây đau đớn và ngứa ngáy. Quan sát sẽ thấy chúng khá nông, có bờ viền nổi cao và có màu đỏ.
Sau một thời gian, chúng sẽ tự động biến mất và không hề để lại sẹo. Điều này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy chủ quan và cho rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh giang mai đã lui về giai đoạn tiềm ẩn và sẽ bùng phát các triệu chứng khi có điều kiện thuận lợi.
Bên cạnh việc xuất hiện ở bộ phận sinh dục, dấu hiệu bệnh giang mai sớm còn xuất hiện ở miệng, hậu môn…
Cách phát hiện bệnh giang mai
So với một số bệnh xã hội khác, bệnh giang mai được đánh giá là một trong những bệnh lý có diễn biến phức tạp và rất khó phát hiển. Chính vì vậy, nếu không đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe bản thân, bạn có thể rất khó để nhận biết và phát hiện bệnh giang mai.
Một số cách phát hiện bệnh giang mà bạn cần lưu ý như sau:
Thứ nhất: quan sát các triệu chứng của cơ thể
Đây là cách phát hiện bệnh giang mai thông thường và được nhiều người áp dụng.
Với cách này, bạn cần phải nắm bắt được cụ thể những triệu chứng của bệnh giang mai. Nếu trên cơ thể của mình xuất hiện các triệu chứng giống hoặc gần giống và có nghi ngờ mắc bệnh giang mai, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và tiến hành xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Thứ hai: Khám sức khỏe định kỳ
Đây là một trong những cách rất quan trọng và cần thiết giúp bạn chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ và tiến hành các xét nghiệm, bạn có thể nhận biết được tình tràng sức khỏe của bản thân và có những biện pháp khắc phục, cũng như điều trị kịp thời.
Ngoài ra, nếu bạn đời của bạn hoặc những người thân xung quanh bị phát hiện mắc bệnh giang mai, bạn nên sớm đi khám, vì không loại trừ khả năng bạn cũng bị lây bệnh từ họ.
Biểu hiện, triệu chứng bệnh giang mai
Bệnh giang mai phát triển chủ yếu qua ba giai đoạn và có một giai đoạn tiềm ẩn kéo dài khá nhiều năm phụ thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân.
Mỗi giai đoạn bệnh giang mai lại hình thành các triệu chứng khác biệt nên người bệnh cần phải đặc biệt chú ý mới có thể nhận biết được bệnh giang mai.
Cụ thể:
Giai đoạn 1
Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 10 – 90 ngày, những triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu sẽ xuất hiện.
Biểu hiện bệnh giang mai chủ yếu trong giai đoạn này là sự xuất hiện của các nốt sần được gọi là săng giang mai. Chúng có màu hồng hoặc đỏ, tương đối cứng, có viền rõ ràng.
Sau đó, chúng sẽ loét ra tạo thành các vết loét có bề mặt nông, hình tròn hoặc bầu dục, có bờ nhẵn, đáy vết loét rất cứng, không có dịch mủ nhưng thường có một lớp màng tơ huyết.
Đôi khi, những săng giang mai này có thể tiết ra dịch huyết thanh gây ẩm ướt cho vùng kín của bệnh nhân. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đối với người mắc bệnh giang mai.
Sau từ 3 – 6 tuần, những triệu chứng này sẽ tự động biến mất kể cả khi bạn không hề điều trị. Vậy nên, không ít bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh giang mai đã khỏi. Tuy nhiên, lúc này xoắn khuẩn đã đi vào máu và bệnh vẫn còn tiếp diễn với những giai đoạn sau.
Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 1
Trong giai đoạn 1, những săng giang mai ở nữ có thể được tìm thấy ở thành âm đạo, môi lớn, môi nhỏ, âm vật, cổ tử cung.
Ngoài ra, bệnh giang mai ở phụ nữ còn có thể tìm thấy ở môi, lưỡi, lợi, họng…
Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giai đoạn 1
Những vết săng giang mai ở nam giới có thể được tìm thấy ở quy đầu, bao quy đầu, rãnh quy đầu, miệng sáo, bìu và trực tràng với những người có quan hệ tình dục đồng giới.
Giai đoạn 2
Biểu hiện chủ yếu của bệnh giang mai giai đoạn hai là sự hình thành của các ban hồng trên khắp cơ thể, đặc biệt là ở hai bên cánh tay, chân, mạn sườn…
Những ban hồng này thường mọc đối xứng với nhau, không ở trên bề mặt niêm mạc da nhưng rất dễ bị tổn thương và trầy xước khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Khi tổn thương, chúng có thể tiết dịch chứa nhiều xoắn khuẩn và có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật dụng trung gian.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn thấy xuất hiện các hiện tượng như: Cảm cúm, sốt nhẹ, khàn giọng, viêm gan, viêm thận, đau nhức xương chi… Nhưng vì những triệu chứng này ít điển hình nên nhiều người lầm tưởng là do dị ứng hoặc các bệnh lý khác. Từ đó gây khó khăn cho việc chữa trị bệnh giang mai.
Đặc biệt, những triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn hai có thể liên tục xuất hiện trong vòng 2 – 3 năm đầu khi mắc bệnh. Sau đó, những tổn thương này sẽ tự động ăn sâu vào cơ thể và trú ngụ lại trong giai đoạn tiềm ẩn kéo dài nhiều năm, trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 3.
Giai đoạn 3
Trong giai đoạn này, những triệu chứng của bệnh giang mai cũng chính là biến chứng nguy hiểm mà bệnh tác động trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của bệnh nhân. Cụ thể:
Trong giai đoạn 3, bệnh giang mai sẽ xuất hiện dưới ba hình thức như sau:
Gôm, củ giang mai
Những gôm giang mai này có thể cư trú ở khắp nơi trong cơ thể như: Da, niêm mạc, khớp, cơ bắp, nội tiết, gan, thận và các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Những củ giang mai có đặc điểm: Nổi cao trên bề mặt da, tròn, trơn, thâm nhiễm nhưng không đau, đường kính khá nhỏ, đôi khi có thể có vảy trông như vảy nến.
Các gôm giang mai này sau một thời gian phát triển có thể tự động loét và vỡ ra rồi để lại sẹo tại mặt, chân, tay, vùng ngực….
Đặc biệt, một số củ giang mai có thể biến chứng ác tính gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Giang mai tim mạch
Giang mai tim mạch thường xuất hiện khá muộn, từ 10 – 40 năm sau khi mắc bệnh.
Biến chứng nguy hiểm và thường gặp của những bệnh nhân mắc bệnh giang mai tim mạch là chứng viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới vỡ thành mạch đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
Giang mai thần kinh
Nếu xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào màng não và tủy sống, bệnh nhân có thể bộc phát các triệu chứng bệnh giang mai thần kinh với những biểu hiện như:
Rối loạn cảm giác, rối loại bài tiết và dinh dưỡng, đầu gối và khủy tay to do tiết dịch, đau dạ dày, đau khớp, rối loạn tâm sinh lý và hành vi, bại liệt…
Các phương pháp chữa trị bệnh giang mai
Xét nghiệm giang mai ở đâu?
Xét nghiệm giang mai là một trong những việc làm rất quan trọng giúp bệnh nhân nắm bắt chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân và có những phương pháp khắc phục hoặc điều trị một cách phù hợp nhất.
Chính vì vậy, chọn lựa địa chỉ xét nghiêm giang mai uy tín để được cung cấp những phương pháp xét nghiệm phù hợp là một trong những việc làm cần thiết mà bệnh nhân nên đặc biệt chú ý.
Hiện nay, có không ít các cơ sở y tế có khám và xét nghiệm bệnh giang mai. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cơ sở y tế nào cũng đưa ra được những phương pháp xét nghiệm hiện đại hoặc có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác. Chính vì vậy, điều này đã tạo ra không ít lo lắng và bất cập cho mọi người trong việc khám, chữa bệnh giang mai.
- Khám và xét nghiệm bệnh giang mai tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
- Địa chỉ 380 Xã Đàn - Đống Đa- Hà Nội
- Hotline: 0386-977-199
Phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh là một trong những địa chỉ khám chữa, xét nghiệm bệnh giang mai uy tín và chất lượng mà bạn có thể quan tâm tới khám và thực hiện xét nghiệm. Cụ thể:
- Phòng khám Hưng Thịnh sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, công tác lâu năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh xã hội. Ngoài ra, một số bác sĩ còn từng được cử đi du học nước ngoài nên có điều kiện tiếp xúc với y học hiện đại. Đặc biệt, các bác sĩ tại phòng khám đều là những người có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm chăm sóc bệnh nhân như chính người thân của mình.
- Trang thiết bị của phòng khám đều được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới và đã được kiểm duyệt rất chặt chẽ của các cơ quan trực thuộc bộ y tế. Từ đó, góp phần hỗ trợ việc xét nghiệm bệnh giang mai một cách chính xác nhất.
- Nhằm tránh cho bệnh nhân những tình huống éo le trong cuộc sống, phòng khám Hưng Thịnh cam kết những thông tin về xét nghiệm giang mai của bệnh nhân đều được bảo mật tuyệt đối nên bệnh nhân có thể yên tâm khám và chữa bệnh ở đây.
- Phòng khám Hưng Thịnh mở cửa từ 8h00 sáng – 22hh00 hàng ngày, kể cả ngày lễ. Vậy nên, bạn có thể yên tâm sắp xếp công việc để tới đây tiến hành xét nghiệm.
- Đặc biệt, thời gian xét nghiệm và chờ kết quả rất nhanh, nên bệnh nhân có thể yên tâm về thời gian của mình.
- Đến với phòng khám Hưng Thịnh, bạn sẽ được khám chữa bệnh trong môi trường thân thiện, chu đáo. Ngoài ra, nếu chưa có điều kiện đến xét nghiệm bệnh giang mai, bạn có thể tham khảo những tư vấn của các chuyên gia tại phòng khám theo số điện thoại đường dây nóng hoặc trực tiếp trên website của phòng khám.
Như vậy, với những chia sẻ trên của chúng tôi, mong rằng đã cung cấp cho bạn thông tin về địa chỉ xét nghiệm giang mai uy tín nhằm giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.
Chi phí chữa bệnh giang mai
Chi phí chữa bệnh giang mai là một trong những vấn đề mà không ít người quan tâm và tìm hiểu. Sau đây, chúng tôi xin tư vấn tới bạn thông tin về vấn đề này như sau:
Chi phí khám chữa bệnh giang mai giao động trong khoảng vài trăm nghìn tới vài triệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm:
Thứ nhất: Tình trạng sức khỏe bệnh nhân
Nếu bạn bị mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu, không những việc chữa trị bệnh giang mai trở nên đơn giản, mà chi phí khám chữa, xét nghiệm bệnh của bạn cũng tiết kiệm hơn so với những người khác.
Cụ thể, bệnh giang mai giai đoạn đầu thường dễ điều trị hơn nên chi phí mà bạn có thể bỏ ra cho việc chữa bệnh sẽ ít hơn. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu xoắn khuẩn giang mai chưa gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể nên việc khắc phục biến chứng của bệnh cũng nhanh hơn. Điều này cũng góp phần giảm nhẹ chi phí chữa trị bệnh giang mai.
Trong giai đoạn sau, khi xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các tổ chức của cơ thể, việc chữa trị trở nên khó khăn hơn và đồng nghĩa với chi phí mà bạn cần bỏ ra chữa bệnh cũng nhiều hơn.
Thứ hai: Địa chỉ khám chữa bệnh giang mai
Hiện nay, có không ít các phòng khám chữa bệnh giang mai. Tuy nhiên, không phải phòng khám nào cũng đảm bảo chữa trị bệnh giang mai an toàn và triệt để. Đặc biệt, diễn biến thất thường của bệnh càng khiến cho việc chữa trị và kiểm tra kết quả chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Một địa chỉ khám chữa bệnh giang mai uy tín thường có chi phí cao hơn một chút, do bệnh nhân được hưởng các dịch vụ chữa bệnh và chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, mức chênh lệch này không quá lớn. Chính vì vậy, bệnh nhân đừng vì tiếc chút tiền, mà bỏ qua cơ hôi chữa bệnh trong môi trường chuyên nghiệp, hiệu quả.
Cách chữa bệnh giang mai triệt để cho cả nam và nữ
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh giang mai. Trong đó có hai phương pháp nổi trội là
Chữa trị bệnh giang mai bằng thuốc
Đây là phương pháp chữa trị bệnh giang mai khá phổ biến và được áp dụng từ lâu.
Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng kháng sinh để tiêu diệt sự tồn tại của vi khuẩn trong cơ thể bệnh nhân.
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và đặc điểm thích nghi của cơ thể mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn cho bạn loại thuốc, liều dùng khác nhau.
Phương pháp này được cho là có thể chữa trị được bệnh giang mai ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, vì không chú trọng đến việc tăng cường sức đề kháng nên sau một thời gian, bệnh nhân vẫn có thể bị tái phát bệnh trở lại.
Ngoài ra, phương pháp chữa bệnh giang mai bằng thuốc không có ý nghĩa trong việc khắc phục những biến chứng và tổn thương mà bệnh đã gây ra cho sức khỏe của người mắc phải. Vậy nên, đây chưa phải là phương pháp chữa bệnh giang mai triệt để cho cả nam và nữ.
Phương pháp miễn dịch tự cân bằng
Đây được coi là phương pháp chữa trị bệnh giang mai triệt để cho cả nam và nữ được áp dụng chủ yếu tại các phòng khám bệnh xã hội uy tín và chất lượng.
Nguyên lý của phương pháp này là: Tiêu diệt tận gốc xoắn khuẩn giang mai, tăng cường điều tiết chức năng miễn dịch thông qua cơ chế tổng hợp gene sinh vật và nhân tế bào miễn dịch kháng bệnh. Từ đó góp phần chữa trị bệnh giang mai nhanh chóng và không tái phát.
Chữa trị bệnh giang mai theo phương pháp này có những bước như sau:
Thứ nhất:
Tiến hành đầy đủ xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của bệnh nhân để có những phác đồ điều trị riêng biệt và phù hợp với từng bệnh nhân.
Thứ hai:
Sử dụng thuốc tác động trực tiếp lên ổ bệnh. Lợi dụng những ion thuốc nhanh chóng tiêu diệt xoắn khuẩn và khắc phục những triệu chứng, tổn thương do bệnh gây ra với các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân.
Thứ ba:
Can thiệp trực tiếp vào gene sinh vật của mầm bệnh để phá hủy kết cấu của xoắn khuẩn khiến chúng không thể sinh sản hoặc biến đổi. Điều này có lợi cho việc phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh giang mai ở bệnh nhân.
Thứ tư:
Sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể để chữa bệnh toàn diện và phục hồi những tế bào bị tổn thương do xoắn khuẩn gây ra. Từ đó, bệnh giang mai được chữa trị một cách triệt để, an toàn, không đau đớn.
Phòng tránh bệnh giang mai
Mặc dù, không có vacxin để phòng bệnh, nhưng bệnh giang mai hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua những biện pháp xây dựng chất lượng đời sống của mọi người. Cụ thể:
- Quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung một vợ một chồng. Đồng thời, động viên bạn đời của mình cũng xây dựng lối sống lành mạnh đó.
- Hạn chế sử dụng chung các loại đồ dùng với những người khác, nhất là những người ít thân quen và chưa nắm rõ tình trạng sức khỏe của họ.
- Hạn chế tiếp xúc với vết thương hở của người khác khi chưa có các dụng cụ bảo hộ an toàn cho bản thân.
- Nữ giới bị mắc bệnh giang mai không nên mang thai hoặc nếu đã lỡ có thai, nên sử dụng các biện pháp phòng tránh nguy cơ phơi nhiễm sang con yêu của mình. Đồng thời, chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cho con yêu. Ngoài ra, nên cung cấp những thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân cho các bác sĩ trực tiếp đỡ đẻ để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
- Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh giang mai, nên động viên họ khám chữa bệnh kịp thời và có những biện pháp cách ly để hạn chế nguy cơ lây bệnh sang người khác.
- Tích cực tìm hiểu những thông tin về bệnh giang mai và chia sẻ với những người thân của mình để cùng có các biện pháp phòng tránh bệnh giang mai.
- Nếu đã mắc bệnh giang mai, bạn nên thẳng thắn chia sẻ với bạn đời và động viên người đó cùng đi khám, chữa bệnh để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh, tuyệt đối không quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm sang người khác.
Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn về bệnh giang mai là bệnh như thế nào? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị… Mong rằng đã giúp bạn nắm bắt được những thông tin cần thiết về bệnh giang mai và sớm có các giải pháp phòng tránh hoặc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy chia sẻ với chúng tôi theo số điện thoại: 0386-977-199 để được tư vấn bởi các chuyên gia, bác sĩ uy tín.
Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào
👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ