Giang mai có ngứa không?

Tham vấn y khoa:
Lê Phương Tuấn
Giang mai có ngứa không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ cho bạn biết cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Có rất nhiều người không biết được những thông tin cơ bản về bệnh giang mai nên việc điều trị và phòng tránh bệnh là khá khó khăn. Giang mai có ngứa không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ cho bạn biết cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

Giang mai có ngứa không?

Giang mai có ngứa không?

Hỏi: Chào bác sĩ! Em mới kết hôn, trước khi kết hôn em cũng đã trải qua một vài mối tình. Trong những lần đó, em đều có quan hệ tình dục với đối tác, tuy nhiên số lần cũng không nhiều. Em cũng quan hệ với gái mại dâm 1 lần. Sau những lần ham vui đó thì giờ suy nghĩ lại em thấy rất lo lắng, không biết mình có bị lây nhiễm bệnh xã hội gì không, đặc biệt là có nhiều bệnh xã hội thời gian ủ bệnh khá lâu như bệnh giang mai. Em chỉ sợ mình sẽ lây bệnh cho vợ hoặc làm ảnh hưởng đến con sau này. Em chưa đủ dũng cảm để đi làm xét nghiệm kiểm tra bệnh xã hội. Bác sĩ có thể cho em biết: Giang mai có ngứa không? rất mong bác sĩ giải đáp câu hỏi này sớm giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! M.T (Hà Nội)

Trả lời: Thân chào bạn T! Bệnh lậu, bệnh giang mai, sùi mào gà… là những căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Đây là những bệnh có thể khiến bệnh phải chấp nhận sống chung cả đời nếu không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Mối quan tâm của bạn tới căn bệnh giang mai cũng không quá khó hiểu, chắc chắn bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về bệnh giang mai thông qua các tài liệu và các trang mạng xã hội. Chuyên gia của phòng khám cũng xin giải đáp cụ thể hơn về thắc mắc “giang mai có ngứa không?” của bạn như sau:

Bệnh giang mai phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn này lại có những biểu hiện và dấu hiệu khác nhau, bao gồm: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3. Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, đây cũng là mốc thời gian quan trọng để bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh giang mai không gây ngứa?

Mỗi giai đoạn trải qua của bệnh đều có những dấu hiệu khác nhau, tuy nhiên các triệu chứng này xuất hiện thường không gây ngứa, không gây đau. Chính vì điều này mà đôi lúc người bệnh không thế nhận biết được mình mắc bệnh, hoặc có nhận biết được thì cũng là lúc bệnh phát triển ở giai đoạn nặng. Cụ thể các triệu chứng của bệnh giang mai qua từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1 (hay còn gọi là giai đoạn nguyên phát): Như đã nói ở trên, đây là giai đoạn nhẹ nhất có thời gian ủ bệnh từ 3-90 ngày, cũng là mốc thời gian quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Trong giai đoạn này, dấu hiệu đặc trưng của bệnh giang mai là bắt đầu xuất hiện các tổn thương ở vị trí tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Tổn thương có màu hồng đỏ, hình tròn hoặc dẹt, không ngứa, không đau, khoa học gọi những tổn thương này là “Săng”. Sau 4-8 tuần mà bạn không phát hiện ra và điều trị thì các “săng” này sẽ biến mất và bệnh chuyển sang giai đoạn 2.

- Giai đoạn 2 (hay còn gọi là giai đoạn thứ phát): Tiếp diễn sau giai đoạn 1, triệu chứng đặc trưng là nổi mẩn trên một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể bạn, thông thường vị trí xuất hiện thường là lòng bàn tay hoặc bàn chân. Các vết mẩn này thường không ngứa, đôi khi mờ nhạt nên bệnh nhân không chú ý đến. Thêm vào đó, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như sốt, sưng tuyến hạch, sút cân, đau họng, mệt mỏi… Thời gian ủ bệnh của giai đoạn này thường là từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.

- Giai đoạn tiềm ẩn và muộn: Nếu trong giai đoạn thứ phát mà bệnh không được điều trị thì bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn mà không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào khác. Có đến hơn nửa bệnh nhân không điều trị trong giai đoạn tiềm ẩn, chính vì thế bệnh tiếp tục chuyển sang giai đoạn muộn với thời gian ủ bệnh từ 10 đến 40 năm. Giai đoạn muộn thường kèm theo các biến chứng nguy hiểm như: Khó vận động cơ thể, liệt một phần cơ thể, mù lòa, sa sút trí tuệ, tác động xấu đến các cơ quan nội tạng và có thể dẫn đến tử vong.

Qua những thông tin vừa phân tích ở trên thì bạn có thể thấy được tính chất nguy hiểm của bệnh giang mai, đặc biệt là bệnh lại không gây ngứa hay đau nên bệnh nhân rất khó để nhận biết. Với những người đã từng có quan hệ tình dục nhiều như bạn, bản thân bạn cũng không xác định được tình hình sức khỏe của đối tác thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm nhằm phát hiện sớm xem mình có mắc bệnh giang mai hay bệnh xã hội nào khác không.

Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh vừa giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề “Giang mai có ngứa không?”. Nếu bạn có những thắc mắc khác, vui lòng liên hệ theo số máy 0386977199 để chuyên gia của phòng khám tư vấn miễn phí.

Ngày cập nhật:
13/6/2020

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Lê Phương Tuấn

Bài viết được tham khảo thông tin từ website:

Tôi là Lê Phương Tuấn, hiện đang là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung tại blog sức khỏe Lê Phương Tuấn.

Hiện tôi đang làm việc tại phòng khám nam khoa Hưng Thịnh. Nếu bạn gặp phải vấn đề sức khỏe, hãy gọi cho bác sĩ theo số máy: 0386.977.199 để được hỗ trợ.

Xem full hồ sơ Lê Phương Tuấn.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ