Tinh hoàn ẩn là gì? Có nguy hiểm không? Phẫu thuật ở đâu tốt?

Tham vấn y khoa:
Lê Phương Tuấn
Tinh hoàn ẩn thường hay phát hiện ở các bé trai khi vừa mới sinh ra đời và một số ít nam giới trưởng thành mắc phải tình trạng này. Vậy tinh hoàn ẩn là gì? Nếu từ nhỏ đã mắc phải tình trạng này có nguy hiểm không?
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Tinh hoàn ẩn thường hay phát hiện ở các bé trai khi vừa mới sinh ra đời và một số ít nam giới trưởng thành mắc phải tình trạng này. Vậy tinh hoàn ẩn là gì? Nếu từ nhỏ đã mắc phải tình trạng này có nguy hiểm không? Thực hiện phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở đâu tốt? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này, cũng theo dõi bài viết này nhé!

Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không di chuyển vào bìu trong quá trình phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ, một số trường hợp xảy ra với cả người trưởng thành.

Vào những tháng cuối thai kỳ, tứ chi và các cơ quan thai nhi sẽ phát triển toàn diện để chuẩn bị cho việc chào đời. Trong quá trình mang thai, tinh hoàn hình thành trong bụng rồi thả qua ống bẹn và đi vào bìu vào khoảng tháng thứ 8 thai kỳ. Tuy nhiên trong một vài trường hợp có một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển đến bìu, được gọi là tinh hoàn ẩn.

Thông thường chỉ có một tinh hoàn bị ảnh hưởng, nhưng khoảng 10% trong số đó trẻ bị cả hai tinh hoàn. Tỷ lệ mắc tinh hoàn ẩn ở bé trai là khoảng 3 - 4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh non, nhẹ cân, đa sinh.

Nếu trẻ bị tinh hoàn ẩn lúc mới sinh thì các phụ huynh cũng đừng quá lo lắng, bởi vì tinh hoàn vẫn có thể tự động di chuyển xuống bìu trước khi trẻ được 3 tháng tuổi hoặc trong 6 tháng đầu. Trong khoảng 6 tháng nếu tinh hoàn không nằm trong bìu, rất khó tinh hoàn tự động di chuyển xuống và lúc này cần được điều trị.

Tinh hoàn ẩn thường được phát hiện ở nam giới nhất là ở trẻ nhỏ bị rối loạn nội tiết tố, dị tật bẩm sinh hoặc bất thường về di truyền.

Tinh hoàn ẩn là gì? Có nguy hiểm không? Phẫu thuật ở đâu tốt?
Tinh hoàn ẩn là gì? Có nguy hiểm không? Phẫu thuật ở đâu tốt?


Nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn

Theo các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân dẫn đến tinh hoàn ẩn có liên quan đến những thay đổi hormone, dây thần kinh, bẩm sinh và cả quá trình mang thai của người mẹ. Cụ thể:

  • Rối loạn chức năng vùng hạ đồi: Vùng hạ đồi là một khu vực trong não có chức năng kiểm soát sự giải phóng hormone tuyến yên vào máu vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có tinh hoàn nam giới. Khi vùng hạ đồi bị rối loạn có thể gây ra tình trạng suy tuyến yên ( tuyến yên giải phóng hormone ít hoặc nhiều hoặc không có hormone nào được giải phóng ) khiến cho chức năng hệ thống sinh sản nam giới bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng tinh hoàn ẩn
  • Suy giảm nồng độ hormone sinh dục nam testosterone khiến cho chức năng sinh dục nam giới phát triển không bình thường có thể gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn
  • Thiếu hụt hormone androgen: Hormone androgen cần thiết cho các quá trình tăng trưởng, sinh sản và điều chỉnh chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm đường sinh sản. Hormone androgen bị thiếu hụt khiến cho sự phát triển chức năng tăng trưởng của thai nhi, chức năng sinh dục nam giới ( nhất là trẻ sơ sinh ) bị ảnh hưởng trong đó có sự di chuyển xuống của tinh hoàn.
  • Sự ảnh hưởng của hormone estrogen đến sự di chuyển tinh hoàn của thai nhi: Hormone estrogen là hormone quan trọng của nữ giới ảnh hưởng đến các bộ phận trực tiếp tham gia và quá trình mang thai và sinh con. Trong quá trình mang thai không tránh khỏi tình trạng người mẹ bị rối loạn nội tiết tố. Nếu đang mang thai nhi nam người mẹ sử dụng quá nhiều loại thuốc có khả năng kháng hormone sinh dục nam thì thai nhi sinh ra nguy cơ cao bị tinh hoàn ẩn
  • Dây chằng nối tinh hoàn và bìu phát triển bất thường như quá ngắn, lệch lạc vị trí khiến cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển không xuống được tới bìu hoặc di chuyển sai vị trí
  • Một số yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu như xơ hóa vùng ống bẹn, cuống mạch tinh hoàn ngắn

XEM THÊM:

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tinh hoàn ẩn:

  • Trẻ lúc sinh cân nặng thấp: gần như 100% tất cả bé trai nặng dưới 0.9kg khi sinh sẽ có tinh hoàn ẩn
  • Trẻ sinh non cũng có nguy cơ bị tinh hoàn ẩn: tình trạng tinh hoàn ẩn chỉ xảy ra khoảng 3 - 4% ở bé trai sinh đủ tháng, bé trai sinh non chiếm khoảng 30%
  • Hội chứng Down hoặc khiếm khuyết thành bụng là những bệnh lý ngăn cản tăng trưởng của thai nhi gây ra tinh hoàn ẩn
  • Tiền sử gia đình bị tinh hoàn ẩn hoặc có các vấn đề phát triển hệ sinh dục khác
  • Người mẹ đang mang thai sử dụng rượu, các chất kích thích, hút thuốc lá trực tiếp hoặc hít khói thụ động, bị béo phì, đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 khả năng cao sinh bé bị tinh hoàn ẩn
  • Trẻ có bố hoặc mẹ làm việc trong môi trường hóa chất độc hại hoặc các chất phụ gia công nghiệp khác

Dấu hiệu nhận biết tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh do quá trình di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn bị dừng lại hoặc bị trì hoãn trong những tháng cuối thai kỳ trước khi trẻ được sinh ra.

Dấu hiệu nhận biết cơ bản tinh hoàn ẩn ở bé trai là không nhìn thấy hoặc sờ thấy tinh hoàn ở trong bìu. Nếu không cảm nhận được ở bìu, tinh hoàn có thể ở các vị trí sau:

  • Bụng: là vị trí phổ biến nhất ở các nam giới bị tinh hoàn ẩn
  • Bẹn: tinh hoàn đã di chuyển vào ống bẹn nhưng lại không di chuyển đến túi bìu
  • Không có tinh hoàn: đây là tình trạng nam giới sinh ra với tinh hoàn chưa bao giờ hình thành hoặc hình thành rất nhỏ

Đối với người trưởng thành cũng có một số trường hợp bị tinh hoàn ẩn với các triệu chứng như:

  • Sờ thấy trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên
  • Tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển

Nam giới chỉ sờ thấy một bên tinh hoàn, tình trạng này có thể là do:

  • Trường hợp 1 là tinh hoàn bị co rút: tinh hoàn di chuyển lên xuống giữa bìu và bẹn, có thể xuống bìu trở lại dễ dàng khi thăm khám. Điều này xảy ra do phản xạ cơ bìu và hiện tượng này hoàn toàn bình thường
  • Trường hợp 2 là tinh hoàn đi lên hay còn gọi là tinh hoàn ẩn mắc phải: tức là tinh hoàn di chuyển trở lại bẹn và không thể dùng tay để bìu xuống lại.

Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?

  • Đối với nam giới bị tinh hoàn ẩn thì đường kính ống sinh tinh thường nhỏ hơn và mức độ xơ hóa tinh hoàn cũng ở mức cao hơn. Đồng thời, sự thay đổi về mô học của tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng tới chất lượng hay số lượng tinh trùng, dẫn đến nguy cơ cao vô sinh hiếm muộn.

Việc ẩn tinh hoàn một bên thì nam giới vẫn có khả năng sinh con nhưng vẫn có thể tồn tại rủi ro từ nguy cơ ung thư tinh hoàn hay nhiều nguy cơ khác.

Trường hợp nam giới bị ẩn cả hai tinh hoàn thì nguy cơ vô sinh sẽ càng cao hơn. Vì thông qua các xét nghiệm tinh dịch đồ sẽ không phát hiện được tinh trùng.

Hơn nữa, nam giới bị tinh hoàn ẩn thường có thể trạng yếu đuối hơn bình thường và thậm chí có người còn không quan hệ tình dục do thiếu hụt nội tiết tố.

  • Ngoài việc ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới, tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác:
  • Ung thư tinh hoàn: nếu tinh hoàn ẩn ở trong bụng quá lâu và không phẫu thuật kịp thời sẽ phát triển thành u ác tính dẫn đến ung thư
  • Chấn thương tinh hoàn: nếu tinh hoàn không nằm trong da bìu, tinh hoàn có thể bị tổn thương do áp lực từ xương mu
  • Xoắn tinh hoàn: đây là tình trạng khi dây chuyền mang tinh dịch đến dương vật bị xoắn lại. Lý giải điều này là do trong quá trình phát triển, tinh hoàn di chuyển xuống bìu kéo theo mạch máu nuôi dưỡng nó và các thành phần liên quan. Quá trình tinh hoàn bị cản trở lại giữa chừng khi chưa xuống đến bìu sẽ khiến cho tinh hoàn bị treo lủng lẳng và các mạch máu bị xoắn lại gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn.
  • Xoắn tinh hoàn sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh và thậm chí nó có thể cắt đứt lưu lượng máu nuôi dưỡng đến tinh hoàn khiến tinh hoàn bị tổn thương, nặng nhất là bị hoại tử
  • Thoát vị bẹn: nếu tinh hoàn tồn tại ở bẹn có thể tạo ra một khe hở giữa vùng bụng và ống bẹn. Kẽ hở này càng lớn có thể làm một phần ruột bị đẩy vào háng

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở đâu tốt?

Ở trẻ sơ sinh, tinh hoàn sẽ tự di chuyển vào bìu trong khoảng 3 - 6 tháng. Tuy nhiên sau 6 tháng tinh hoàn của trẻ không di chuyển xuống bìu thì cần phải được điều trị y tế.

Tinh hoàn ẩn cần được điều trị căng sớm càng tốt để tránh các biến chứng bao gồm ung thư tinh hoàn và vô sinh hiếm muộn.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ( 380 Xã Đàn , Đống Đa, Hà Nội ) là một trong những cơ sở y tế được Sở y tế cấp phép hoạt động trong đó có thực hiện chẩn đoán và phẫu thuật tinh hoàn ẩn.

Về việc chẩn đoán tinh hoàn ẩn tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Trước tiên bệnh nhân sẽ được bác sĩ xác định sơ bộ trình trạng tinh hoàn bằng mắt thường và tay. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Siêu âm: nếu bác sĩ không thể cảm nhận được vị trí của tinh hoàn bằng tay sẽ thực hiện siêu âm để xác định vị trí tinh hoàn
  • Chụp MRI với chất phản quang: bệnh nhân được tiêm chất phản quang vào máu để quan sát vị trí của tinh hoàn trong cơ thể
  • Nội soi: bác sĩ sẽ thực hiện chèn một ống nhỏ có gắn camera qua một vết mổ nhỏ ở bụng để xác định vị trí của tinh hoàn
  • Phẫu thuật mở: trường hợp hiếm gặp và phức tạp, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để thăm dò trực tiếp qua vết mổ lớn hơn ở bụng hoặc háng

Trong trường hợp cả hai tinh hoàn bị ẩn và không xác định được vị trí, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm di truyền xác định nhiễm sắc thể giới tính.

Đối với trường hợp nam giới sinh ra không có bộ phận sinh dục hoặc bộ phận sinh dục không rõ ràng có thể được chỉ định:

  • Siêu âm kiểm tra vị trí, tình trạng tinh hoàn
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ hormone
  • Xét nghiệm di truyền xác định nhiễm sắc thể giới tính

Các biện pháp điều trị tinh hoàn ẩn tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

  • Phẫu thuật nội soi điều trị tinh hoàn ẩn

Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn. Với ưu điểm là thẩm mỹ, ít đau, thời gian hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể mau chóng xuất viện và trở về sinh hoạt thường ngày.

Đối với trẻ nhỏ bị tinh hoàn ẩn cần phải được thực hiện phẫu thuật khi bé được 6 - 8 tháng tuổi và trước 2 tuổi. Việc phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cố định tinh hoàn.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở một đường nhỏ ở bụng và sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng di chuyển tinh hoàn đi vào bìu. Thông thường ống bẹn sẽ được che kín lại để tránh tình trạng tinh hoàn di chuyển ngược trở lại. Đôi khi bác sĩ sẽ khâu tinh hoàn vào phần da bìu để tránh các biến chứng về sau như xoắn tinh hoàn.

Một số trường hợp tinh hoàn có mô kém phát triển hoặc đã chết, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ mô này

Sau phẫu thuật, trẻ cần theo dõi thêm và thực hiện một số xét nghiệm như khám sức khỏe tổng thể, siêu âm bìu hoặc xét nghiệm nồng độ hormone để xác định tinh hoàn vẫn phát triển bình thường.

Đối với nam giới trưởng thành bị tinh hoàn ẩn, cần phải tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn kết hợp với cân bằng nội tiết tố nếu tinh hoàn chưa bị ung thư. Nếu tinh hoàn bị ung thư thì cần phải cắt bỏ và điều trị ung thư hỗ trợ.

  • Ngoài việc thực hiện phẫu thuật bệnh nhân bị tinh hoàn có thể được điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố hoặc lắp bộ phận nhân tạo.

Việc tiêm hormone gonadotropin vào màng đệm của trẻ nhỏ bị tinh hoàn ẩn sẽ giúp cho tinh hoàn di chuyển đến bìu một cách tự nhiên. Tuy nhiên cách điều trị nội tiết tố thường không mang lại hiệu quả cao, có thể phát sinh tác dụng phụ không như mong muốn nên hiếm khi được chỉ định.

Trường hợp nam giới tinh hoàn không phát triển hoặc không thể hồi phục sau phẫu thuật bác sĩ có thể cân nhắc phục hồi hình dạng tinh hoàn bằng cách lắp các bộ phận nhân tạo. Điều này mang lại cho bìu một vẻ ngoài bình thường.

Nếu bạn cảm thấy bìu của em bé trai nhà mình khoảng tháng thứ 6 trở đi không có dấu hiệu của tinh hoàn, hay trường hợp nam giới cảm thấy “vùng kín” cũng có dấu hiệu bất thường thì có thể đến trực tiếp ngay phòng khám đa khoa Hưng Thịnh hoặc chủ động đặt lịch khám qua website bất kỳ lúc nào kể cả những ngày cuối tuần hay nghỉ lễ.

Tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, bạn không cần phải gặp tình trạng quá tải người bệnh như các bệnh viện công nên việc điều trị tinh hoàn ẩn sẽ được thực hiện nhanh chóng, không phải đợi chờ lâu.

Các bác sĩ thực hiện khám điều trị tinh hoàn ẩn tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đều là những người có chuyên môn về chuyên khoa nam học và có nhiều năm trong nghề y như bác sĩ CK II Lê Văn Điển,.. nên các bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng làm việc tại phòng khám.

Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm ở trong bìu và thường xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Vậy nên cha mẹ cần phải theo dõi cẩn thận, nếu phát hiện bất thường cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để điều trị. Đối với người trưởng thành cũng nên thường xuyên theo dõi sức khỏe sinh sản của bản thân bằng việc khám nam khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra bất thường. Việc điều trị muộn sẽ khiến chức năng sinh sản bị ảnh hưởng và dẫn đến nguy cơ cao bị vô sinh, ung thư tinh hoàn.

Ngày cập nhật:
24/6/2023

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Lê Phương Tuấn

Bài viết được tham khảo thông tin từ website:

Tôi là Lê Phương Tuấn, hiện đang là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung tại blog sức khỏe Lê Phương Tuấn.

Hiện tôi đang làm việc tại phòng khám nam khoa Hưng Thịnh. Nếu bạn gặp phải vấn đề sức khỏe, hãy gọi cho bác sĩ theo số máy: 0386.977.199 để được hỗ trợ.

Xem full hồ sơ Lê Phương Tuấn.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ