Hướng dẫn cách pha nước muối ngâm chân tốt cho sức khỏe
Ngâm chân nước muối là một trong những cách cải thiện sức khỏe lưu truyền từ dân gian với ưu điểm mang lại giấc ngủ ngon, phòng tránh các bệnh da liễu ở chân cũng như cải thiện tuần hoàn máu. Sự thật pha nước muối ngâm chân có tác dụng gì, cách pha nước muối ngâm chân sao cho đúng và nên ngâm chân trong bao lâu, hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi này trong nội dung bài viết dưới đây.
Tác dụng khi ngâm chân nước muối
Trước khi giới thiệu về công thức pha nước muối đúng cách thì chúng tôi cũng muốn gửi đến bạn đọc những thông tin về 7 tác dụng của việc pha nước muối ngâm chân thường xuyên gồm:
Ngâm chân nước muối giúp cơ thể ấm hơn, giảm triệu chứng cảm cúm
Pha nước muối đúng cách với nước ấm và sử dụng ngâm chân thường xuyên sẽ giúp đẩy khí hàn ra khỏi cơ thể, làm ấm cơ thể nhất là vào những ngày lạnh hoặc những ngày bị cảm cúm. Không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm, việc ngâm nước muối trong bồn ngâm chân sẽ giúp cơ thể người bệnh sảng khoái, hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn vì vậy tình trạng cảm cúm nhanh chóng được đẩy lùi.
Tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể
Nếu không thuộc những người không nên ngâm chân, thì bạn nên thường xuyên ngâm nước muối trong bồn ngâm chân vào khoảng 20 - 21h tối để giúp khí huyết lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể.
Ngâm chân trong bao lâu sẽ giúp ngủ ngon?
Trước khi đi ngủ vào khoảng thời gian từ 20h - 21h bạn có thể pha nước muối ngâm chân và mát xa chân trong bồn ngâm chân khoảng 20 phút để giúp cơ thể thoải mái hơn, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Đặc biệt với những người lớn tuổi, người đang bị mất ngủ, khó ngủ thì đây là phương pháp cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả.
Ngâm nước muối giúp khử mùi hôi chân hiệu quả
Nếu bạn phải thường xuyên đối mặt với tình trạng tiết quá nhiều mồ hôi ở chân kèm theo mùi hôi khó chịu gây nhiều trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt thì có thể thử ngay cách pha nước muối ngâm chân cùng với các thảo dược, nước cốt chanh hoặc phèn chua để khử mùi hiệu quả.
Ngâm chân nước muối đúng cách giúp cơ thể thoải mái hơn, giải tỏa stress
Ngâm nước muối ấm trong bồn ngâm chân cũng là một phương pháp giải tỏa stress, căng thẳng hữu hiệu sau một ngày dài làm việc. Bạn có thể kết hợp với các thảo dược, các tinh dầu để tăng thêm hiệu quả. Cần ngâm chân trong bao lâu mới giúp giải tỏa stress, bạn không nên ngâm quá 30 phút mỗi lần, thời gian phù hợp là khoảng 15 đến 20 phút.
Giúp giảm triệu chứng khó chịu của các bệnh da liễu
Ngân chân nước muối còn là một phương pháp giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn, giảm viêm nhiễm hiệu quả đối với những bệnh nhân đang bị mắc các bệnh viêm da, nổi mụn cóc sinh dục, sùi mào gà ở chân. Lưu ý, nếu tình trạng viêm da đã có những vết loét thì bạn cần cân nhắc pha nước muối đúng cách để không gây đau, khó chịu hoặc nên sử dụng phương pháp khác thay vì ngâm chân nước muối.
Ngâm chân nước muối thường xuyên cũng giúp bạn loại bỏ tế bào chết, vết bẩn ở chân, tiêu diệt nấm, vi khuẩn tồn tại trên chân từ đó giảm nguy cơ bị mắc các bệnh về da ở bộ phận này.
Ngâm nước muối để giảm đau xương khớp
Nhiều người bệnh cho rằng việc ngâm nước muối trong bồn ngâm chân sẽ giúp giúp điều hòa khí huyết từ đó giúp giảm các cơn đau nhức đặc biệt là những cơn đau xương khớp ở người bị bệnh xương khớp và phải đi đứng quá nhiều.
Hướng dẫn cách pha nước muối ngâm chân tốt cho sức khỏe
Mặc dù việc pha nước muối ngâm chân có thể đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần đảm bảo pha nước muối đúng cách, thực hiện đúng thời gian ngâm chân trong bao lâu và tuyệt đối không sử dụng cho những người không nên ngâm chân. Hiện nay có khá nhiều cách pha nước muối ngâm chân nhưng cách phổ biến đơn giản nhất là pha nước muối ấm đơn thuần. Cách thực hiện pha nước muối ngâm chân như sau:
- Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây:
- 1 - 1.5 lít nước ấm có nhiệt độ khoảng 40 đến 45 độ C, bạn có thể dùng tay để thử nước, không nên chọn nước quá lạnh không đem lại hiệu quả còn nước quá nóng lại dễ gây bỏng rát da chân.
- 2 thìa muối trắng.
- 1 bồn ngâm chân hoặc thau chậu sạch.
- Pha nước muối đúng cách: Cho nước ấm đã chuẩn bị vào thau hoặc bồn ngâm chân sau đó cho muối vào, khuấy đều cho nước muối tan ra.
- Đặt chân vào trong bồn ngâm chân và giữ trong khoảng 15 đến 20 phút. Bạn có thể kết hợp mát xa chân để giúp tăng hiệu quả.
- Sau khi ngâm chân xong thì bạn lấy khăn mềm lau sạch chân, rửa sạch lại bồn ngâm chân để tiếp tục sử dụng trong những lần sau.
Cách pha nước muối ngâm chân ở trên có thể áp dụng cho hầu hết mọi người, đơn giản, rất dễ thực hiện, không tốn kém chi phí và thời gian. Ngoài cách pha nước muối ngâm chân đơn giản ở trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số phương pháp pha nước muối đúng cách với các thảo dược, chẳng hạn như:
- Cách pha nước muối ngâm chân với gừng: Với phương pháp này bạn cũng chuẩn bị các nguyên liệu như trên và thêm 1 củ gừng đem đập dập sau đó cho cùng vào thời điểm cho muối, khuấy đều. Khi có thêm gừng sẽ giúp đẩy khí lạnh tốt hơn, nhanh chóng làm ấm cơ thể.
- Ngâm chân nước muối với sả: Mùi hương nhẹ của xả kết hợp với nước ấm và muối chắc chắn sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần thoải mái, trị mùi hôi chân và phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.
- Cách pha nước muối đúng cách khi ngâm cùng lá lốt để trị mùi hôi chân: Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch, dùng tay vò nát sau đó thêm 1,5 lít nước, 20g muối đun sôi, tắt bếp để nước về 40 - 45 độ C thì tiến hành ngâm chân.
Với các phương pháp ngâm chân nước muối thì cần ngâm chân trong bao lâu? Hầu hết các trường hợp ngâm chân nước muối được khuyến cáo nên ngâm trong 15 đến 20 phút vào buổi tối là tốt nhất, nếu bạn muốn ngâm lâu hơn thì cũng không nên ngâm quá 30 phút.
Cùng với việc tìm hiểu cách pha nước muối đúng cách hay ngâm chân trong bao lâu thì bạn cũng cần lưu ý phương pháp này không áp dụng cho những người không nên ngâm chân gồm:
- Những người đang gặp vấn đề xơ cứng, tắc nghẽn động mạch là những người không nên ngâm chân nước muối hay bằng nước ấm thông thường.
- Người đang mắc bệnh lý tiểu đường các cấp độ.
- Người được chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch.
- Trẻ em trong giai đoạn dậy thì.
- Những người có sức khỏe yếu, huyết áp không ổn định cũng là những người không nên ngâm chân.
- Phụ nữ mang thai cũng thuộc nhóm những người không nên ngâm chân nước muối, mẹ bầu chỉ nên dùng nước ấm rửa chân trước khi đi ngủ.
Một số lưu ý khác trong quá trình thực hiện ngâm chân nước muối bạn cần chú ý:
- Sau khi ngâm nước muối ấm trong bồn ngâm chân bạn không nên đi ngủ ngay, hãy chờ khoảng 15 phút cơ thể cân bằng lại nhiệt độ.
- Không ngâm chân nước muối khi cơ thể đang quá đói hoặc ngay sau khi vừa dùng bữa tối.
- Bạn nên mở một bản nhạc nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng nhất khi ngâm chân, tránh để tâm lý căng thẳng, lo âu.
- Chọn bồn ngâm chân và lượng nước muối ấm sao cho phù hợp để nước ngập qua mắt cá chân.
Như vậy, qua những chia sẻ của bài viết này chúng tôi đã gửi đến bạn đọc thông tin về các cách pha nước muối ngâm chân phổ biến nhất hiện nay cũng như những lưu ý về thời gian ngâm chân trong bao lâu, những người không nên ngâm chân. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình!
Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào
👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ