Top 5 cách chữa ngáy khi ngủ hiệu quả tại nhà

Tham vấn y khoa:
Lê Phương Tuấn
Có những cách chữa ngủ ngáy nào mang lại hiệu quả? Nếu như đang gặp phải tình trạng “kéo gỗ”, bạn có thể tham khảo và thử áp dụng 5 cách chữa ngáy khi ngủ đơn giản như sau.
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Ngủ ngáy là hiện tượng rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi, làm xuất hiện âm thanh trong khi ngủ do có sự rung động tại các vị trí khác nhau thuộc đường hô hấp trên. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn có thể dẫn tới các vấn đề đối với sức khỏe, do đó cách chữa ngáy khi ngủ hay cách điều trị ngủ ngáy như thế nào hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu về cách chữa ngủ ngáy cũng như một số thông tin liên quan khác, mời bạn đọc theo dõi bài viết chia sẻ của chúng tôi ngay sau đây.

Tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến ngủ ngáy

Ngủ ngáy (ngáy khi ngủ) là vấn đề thường gặp ở nhiều người, xảy ra khi bạn vừa ngủ vừa phát ra âm thanh từ vùng mũi hay miệng, họng một cách vô thức. Âm thanh ngủ ngáy tùy từng người mà có thể dao động từ mức nhỏ, không đáng kể cho đến tiếng ngáy to vô cùng khó chịu, gây sự phiền hà cho những người ngủ chung phòng, chung giường.

Top 5 cách chữa ngáy khi ngủ hiệu quả tại nhà
Top 5 cách chữa ngáy khi ngủ hiệu quả tại nhà

Theo chuyên gia sức khỏe, tiếng ngáy khi ngủ chủ yếu hình thành do quá trình lưu thông không khí của mũi họng với bộ phận thanh quản gặp phải vấn đề. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng ngủ ngáy ở nhiều độ tuổi khác nhau:

  • Tắc nghẽn đường hô hấp mũi do một số bệnh lý, vấn đề bất thường như dị ứng mũi, viêm xoang, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi…
  • Người bị viêm amidan mãn tính khiến cho amidan sưng to gây tác động đến vùng họng, ngăn cản không khí đi qua và từ đó âm thanh ngáy ngủ cũng xuất hiện.
  • Người mắc bệnh béo phì, cân nặng tăng nhanh một cách đột ngột khiến cho lớp mỡ tích tụ ở vùng mô họng, hầu họng tăng lên, vì vậy mà cản trở sự lưu thông không khí dẫn đến tiếng ngáy trong lúc ngủ.
  • Lạm dụng rượu bia gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và làm giãn cơ ở xung quanh đường thở, nguy cơ ngủ ngáy cũng từ đây mà gia tăng thêm.
  • Thường xuyên hút thuốc lá, khói thuốc vào bên trong họng gây sưng viêm, chất nhầy tiết ra nhiều hơn khiến đường thở hẹp lại nhất là vào ban đêm gây ngáy khi ngủ.
  • Một số trường hợp ngáy ngủ cũng bị ảnh hưởng từ thói quen nằm ngửa cổ hoặc gối đầu quá cao khiến đường thở bị hẹp hơn so với thông thường.
  • Trương lực cơ lưỡi ở người cao tuổi bị giảm đi nên các mô nâng đỡ xung quanh đường thở cũng trở nên “lỏng lẻo” hơn và gây thu hẹp đường thở.
  • Một số nguyên nhan khác: Di truyền, dị tật bẩm sinh vùng họng cũng gây ngủ ngáy.

Gợi ý top 5 cách chữa ngáy khi ngủ hiệu quả tại nhà

Ngáy khi ngủ không những gây phiền hà đến giấc ngủ của người xung quanh mà thực tế ngay cả người ngủ ngáy cũng thường thấy mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ suy giảm. Vậy có những cách chữa ngủ ngáy nào mang lại hiệu quả? Nếu như đang gặp phải tình trạng “kéo gỗ”, bạn có thể tham khảo và thử áp dụng 5 cách chữa ngáy khi ngủ đơn giản như sau:

1. Chữa ngáy ngủ bằng cách thay đổi tư thế khi nằm

Nếu như bạn đang tìm một cách ngủ không ngáy đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà thì không nên bỏ qua việc thay đổi tư thế nằm ngủ. Như chúng tôi trước đó đã chia sẻ, thói quen khi ngủ nằm gối quá cao hoặc nằm ngửa sẽ khiến lưỡi và hàm miệng tụt lại về phía sau, làm hẹp đường hô hấp nên từ đó tiếng ngáy khi ngủ sẽ khó tránh khỏi.

Do vậy, để tránh phát ra những âm thanh ồn ào, khó chịu trong lúc ngủ thì bạn nên lựa chọn loại gối có độ cao vừa phải, để phần cổ thấp hơn phần đầu, đồng thời nằm ngủ nghiêng người giúp cho luồng không khí bên trong cổ họng có thể di chuyển được theo đường thẳng. Khi đường thở được thông thoáng thì hiện tượng ngủ ngáy cũng sẽ giảm đi đáng kể và dần dần được khắc phục.

Ngủ ngáy gây khó chịu cho người khác
Ngủ ngáy gây khó chịu cho người khác

2. Cách trị ngủ ngáy hiệu quả - Sử dụng tinh dầu thơm

Theo chia sẻ của nhiều người, một số loại tinh dầu có thể đem lại hiệu quả tương đối tốt trong việc cải thiện triệu chứng ngủ ngáy gây phiền toái, khó chịu, đặc biệt là ở những người đang bị ngạt mũi làm cản trở hô hấp. Hiện nay có nhiều loại tinh dầu thơm để bạn chọn lựa theo sở thích như tinh dầu chanh sả, bạc hà, oải hương, đinh hương, cây xô thơm…

Đối với cách chữa ngáy khi ngủ bằng tinh dầu, bạn có thể dùng máy tạo hơi nước hoặc dùng bình xịt trong phòng ngủ tùy vào nhu cầu của mình. Điều này vừa giúp cải thiện không khí xung quanh, giảm ho và giảm lượng chất nhầy ở đường mũi gây ngạt, vừa tạo hương thơm dễ chịu giúp đầu óc thư giãn để ngủ ngon hơn. Hoặc một cách khác để mọi người tham khảo đó là trước khi ngủ chuẩn bị 1 chậu nước nóng, nhỏ thêm tinh dầu để xông mặt.

3. Cách chữa ngáy khi ngủ: Giữ cho mũi được thông thoáng

Mũi bị tắc nghẽn, hoạt động hô hấp gặp trở ngại do các yếu tố như dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi… cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra ngáy ngủ. Gợi ý cho bạn là vệ sinh hàng ngày với dung dịch nước muối có nồng độ phù hợp giúp thông thoáng mũi và đường thở. Nếu như dễ bị viêm mũi dị ứng, bạn nên phòng ngừa bằng cách vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và môi trường làm việc xung quanh để hạn chế bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật…

Cách chữa ngủ ngáy trong trường hợp bị dị ứng với thời tiết hoặc đang mắc cảm lạnh, cảm cúm là súc miệng với nước pha cùng 1 giọt tinh dầu bạc hà. Bên cạnh đó, nhiều người cũng chia sẻ rằng việc tắm nước ấm nóng chính là cách giúp cơ thể được thư giãn và hít thở cũng dễ dàng hơn, làm thông thoáng đường hô hấp nhằm tránh ngáy khi ngủ.

4. Uống đủ nước là cách hỗ trợ điều trị ngủ ngáy

Thêm một cách chữa ngáy khi ngủ đơn giản mà hiệu quả mọi người có thể thực hiện là uống nước đầy đủ mỗi ngày. Việc uống thiếu nước sẽ để lại nhiều tác hại và vấn đề cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả tình trạng ngáy ngủ do các chất nhầy bên trong mũi họng bị đặc dính hơn bình thường. Do đó, khi bạn bổ sung đủ nước sẽ giúp duy trì độ ẩm trong cổ họng, làm loãng dịch nhầy để cải thiện nhanh chóng tật xấu ngủ ngáy gây nhiều phiền toái.

Điều trị ngủ ngáy ngay tại nhà thật đơn giản
Điều trị ngủ ngáy ngay tại nhà thật đơn giản

Ngoài việc hàng ngày uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, bạn cũng hãy thử cách chữa ngáy ngủ bằng việc sử dụng 1 tách trà thảo mộc nóng (trà gừng mật ong, trà hoa cúc, trà sen…) để đem đến cảm giác dễ chịu, thư giãn cơ thể và có giấc ngủ ngon.

5. Tạo dựng các thói quen khoa học để chữa ngáy khi ngủ

Thực tế, có một số thói quen không lành mạnh trong lối sống hàng ngày có thể khiến cho nguy cơ ngủ ngáy tăng lên. Vì thế, cách chữa ngáy khi ngủ hiệu quả tại nhà sẽ không thể bỏ qua việc xây dựng một lối sống khoa học với các thói quen tốt cho cơ thể. Cụ thể như:

  • Tích cực vận động hàng ngày, tập thể dục và thể thao đúng cách và phù hợp với cơ thể để duy trì được chỉ số cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng khi bạn giảm được khoảng 10% trọng lượng của cơ thể thì các mô mỡ vùng cổ cũng được giảm đi, hạn chế áp lực ở đường hô hấp gây ngủ ngáy.
  • Một cách trị ngủ ngáy đơn giản tại nhà cho bạn là xây dựng thực đơn ăn uống ít mỡ, ít chất béo, cân bằng các nhóm dưỡng chất cơ thể cần. Bạn không nên ăn uống quá no trong bữa tối mà hãy điều chỉnh sao cho vừa đủ, đặc biệt trước khi đi ngủ cần tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn chế biến từ thành phần bơ sữa.
  • Đi ngủ đúng giờ, đảm bảo hàng ngày ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức liên tục mà cần nghỉ ngơi đúng cách để duy trì chất lượng giấc ngủ tốt, tránh ngáy khi ngủ.
  • Hạn chế bia rượu, hút thuốc lá và không sử dụng những loại chất kích thích này trước khi đi ngủ cũng chính là một biện pháp, cách ngủ không ngáy dành cho bạn. Nguyên nhân do khói thuốc đi vào cổ họng gây viêm hoặc thành phần trong bia rượu khiến các cơ vùng cổ mềm hơn, từ đó làm ảnh hưởng đường thở gây ngủ ngáy.

Khi nào cần đi khám và điều trị chứng ngáy khi ngủ?

Chuyên gia khuyến cáo, trường hợp đã thử áp dụng những cách chữa ngáy khi ngủ nhưng không có hiệu quả, tình trạng ngáy vẫn diễn ra thường xuyên thì bạn không nên chủ quan. Giấc ngủ của bạn và cả những người bên cạnh đều sẽ bị ảnh hưởng và gây mệt mỏi, không chỉ vậy người ngủ ngáy còn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim… hay thậm chí là hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Chính vì vậy, để phòng ngừa các vấn đề rủi ro thì bạn hãy chủ động đi khám nếu ngáy nhiều hơn 3 lần/tuần, tiếng ngáy to quá mức, ngáy khi ngủ kèm theo tiếng thở khò khè hoặc khịt mũi, ngáy kèm theo triệu chứng nghiến răng, bị huyết áp cao, đau đầu khi thức dậy buổi sáng… Tùy vào nguyên nhân cụ thể gây ngủ ngáy và mức độ của mỗi người bệnh mà có thể can thiệp điều trị theo chỉ định của bác sĩ bằng các phương pháp sau đây:

  • Dùng thiết bị nha khoa: Bao gồm dụng cụ giữ lưỡi, thiết bị kéo xương hàm dưới, thiết bị CPAP…, với các tác dụng khác nhau giúp điều trị ngáy khi ngủ. Hiệu quả của phương pháp này khá tốt nhưng có thể gặp phải một số tác dụng phụ.
  • Thực hiện tiểu phẫu, phẫu thuật: Được tiến hành trong những trường hợp bị hẹp đường thở do phì đại amidan, lệch vách ngăn mũi, polyp mũi…, ngoài ra còn có một số tiểu phẫu ở vùng hầu họng, vòm miệng liên quan.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ 5 cách chữa ngáy khi ngủ hiệu quả tại nhà cùng một số vấn đề khác liên quan đến hiện tượng ngủ ngáy. Bạn đọc có thể tham khảo những cách chữa ngủ ngáy trên đây để khắc phục tình trạng “kéo gỗ”, vừa tránh gây ảnh hưởng đến người khác vừa giúp hạn chế các rủi ro đối với sức khỏe. Trong trường hợp thường xuyên bị ngủ ngáy và triệu chứng đã kéo dài trong nhiều tháng không được cải thiện, bạn nên chủ động đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân, sớm can thiệp xử lý giúp bảo vệ an toàn sức khỏe.

Ngày cập nhật:
22/1/2024

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Lê Phương Tuấn

Bài viết được tham khảo thông tin từ website:

Tôi là Lê Phương Tuấn, hiện đang là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung tại blog sức khỏe Lê Phương Tuấn.

Hiện tôi đang làm việc tại phòng khám nam khoa Hưng Thịnh. Nếu bạn gặp phải vấn đề sức khỏe, hãy gọi cho bác sĩ theo số máy: 0386.977.199 để được hỗ trợ.

Xem full hồ sơ Lê Phương Tuấn.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ