Tư vấn chuyên khoa: Khi nào nên sử dụng thuốc ngủ?

Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển
Khi nào nên dùng thuốc ngủ, và có nên lạm dụng thuốc ngủ không, mời bạn đọc hãy cùng bác sĩ Lê Văn Điển - cố vấn y khoa tại Doctor Tuấn, theo dõi bài viết sau để tìm ra lời giải đáp chính xác về thuốc ngủ.
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Thuốc ngủ được biết đến là một giải pháp giúp giải quyết tình trạng mất ngủ hoặc gặp một số vấn đề khác có liên quan tới giấc ngủ. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy không phải ai cũng biết rõ đối tượng sử dụng thuốc ngủ hay khi nào nên dùng thuốc ngủ cho đúng. Theo các chuyên gia, việc uống thuốc ngủ một cách tùy tiện có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề ảnh hưởng cho sức khỏe về sau đó nên mọi người cần thận trọng, tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Vậy cụ thể khi nào nên dùng thuốc ngủ, và có nên lạm dụng thuốc ngủ không, mời bạn đọc hãy cùng bác sĩ Lê Văn Điển - cố vấn y khoa tại Doctor Tuấn, theo dõi bài viết sau để tìm ra lời giải đáp chính xác.

Một số thông tin cần biết về thuốc ngủ

Trước khi giải đáp khi nào nên dùng thuốc ngủ, đối tượng sử dụng thuốc ngủ là những ai thì chúng ta cần tìm hiểu cụ thể thuốc ngủ là gì. Theo đó, thuốc ngủ là cụm từ được sử dụng để gọi chung cho các loại thuốc có công dụng điều trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, giúp người dùng đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Tư vấn chuyên khoa: Khi nào nên sử dụng thuốc ngủ?
Tư vấn chuyên khoa: Khi nào nên sử dụng thuốc ngủ?

Bên cạnh đó, tác dụng của thuốc ngủ còn hỗ trợ ổn định tâm lý, trấn an thần kinh, giảm bớt căng thẳng stress trong một số trường hợp. Về cơ chế hoạt động, thuốc ngủ sẽ gây ra một sự tác động lên hệ thần kinh trung ương cũng như não bộ, từ đó kích thích quá trình giải phóng hormone gây cảm giác buồn ngủ. Tùy thuộc vào từng loại khác nhau mà thời gian gây ngủ của thuốc cũng sẽ không giống nhau, nhưng thông thường là khoảng 6 - 10 tiếng.

Hiện nay, thuốc ngủ được phân loại thành 3 dạng thành phần phổ biến bao gồm: Benzodiazepines (giúp điều trị mất ngủ), “Z-drugs” (giúp cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ) và Barbiturate (trước đây được dùng để điều trị an thần, nhưng hiện tại thường chỉ sử dụng với mục đích gây mê hoặc chống co giật cấp). Vậy đối tượng sử dụng thuốc ngủ là những ai?

Các chuyên gia cho biết, đối tượng sử dụng thuốc ngủ với mục đích nâng cao chất lượng của giấc ngủ được khuyến cáo trong những trường hợp như sau:

  • Người thường xuyên gặp phải tình trạng không thể ngủ sâu giấc.
  • Đầu óc liên tục phải căng thẳng, suy nghĩ mệt mỏi, hoặc những trường hợp có vấn đề liên quan đến hệ thần kinh gây ra triệu chứng khó đi vào giấc ngủ, nếu ngủ được thì cũng không sâu giấc, chỉ một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể bị đánh thức.
  • Những người bị mất ngủ thời gian dài, trong vòng nhiều năm là đối tượng sử dụng thuốc ngủ.
  • Người đang bị rối loạn nhịp sinh học dẫn đến việc có sự thay đổi bất thường về thời gian sinh hoạt, chế độ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống…
  • Thường xuyên có cảm giác lo âu, có dấu hiệu trầm cảm hoặc tâm lý dễ bị kích động.
  • Ngoài ra, đối tượng sử dụng thuốc ngủ còn có thể là những người khi thức dậy dễ bị đau nhức mỏi cơ thể, kèm theo mệt mỏi uể oải… giúp cải thiện tình trạng.

Khi nào nên dùng thuốc ngủ hay có nên lạm dụng thuốc ngủ không, những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong phần nội dung tiếp theo đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Khi nào nên dùng thuốc ngủ?

Thời đại ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tỷ lệ số người gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc mắc chứng rối loạn giấc ngủ đang có xu hướng gia tăng tương đối nhanh chóng. Việc thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể của chúng ta trở nên trì trệ, uể oải, dễ mất tập trung, không có đủ năng lượng cho công việc, học tập hay các hoạt động thường ngày và thậm chí còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cũng chính vì điều này mà rất nhiều người đang có chung một băn khoăn liệu khi nào nên sử dụng thuốc ngủ.

Đối với câu hỏi khi nào nên dùng thuốc ngủ, thực tế điều này còn phải phụ thuộc theo tình trạng cụ thể của từng người khác nhau, tần suất nhiều hay ít, mức độ nặng hay nhẹ… Cụ thể, dưới đây là những trường hợp có thể sử dụng thuốc ngủ mà bạn cần lưu ý:

1. Người bị mất ngủ trong nhiều ngày liên tiếp

Mất ngủ liên tục kéo dài sẽ khiến cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Khi gặp tình trạng mất ngủ dài ngày làm cho cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và kiệt sức, mặc dù có biểu hiện cần được nghỉ ngơi thế nhưng thực tế thời gian có thể ngủ lại rất ít, thậm chí một số người còn không ngủ được.

Vì thế, khi nào nên dùng thuốc ngủ thì lúc này bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn cách sử dụng thuốc ngủ phù hợp nhất. Tuy nhiên, chuyên gia y tế khuyến cáo thuốc ngủ cũng chỉ nên dùng trong thời gian nhất định với mục đích hỗ trợ bệnh nhân cải thiện dấu hiệu mất ngủ, có nên lạm dụng thuốc ngủ không là không được dùng quá nhiều.

2. Người có biểu hiện khó đi vào giấc ngủ

Nếu bạn đang băn khoăn khi nào nên dùng thuốc ngủ thì một trường hợp khác có thể cân nhắc đó là khi gặp hiện tượng khó ngủ. Triệu chứng khó đi vào giấc ngủ thường xảy ra phổ biến ở những người làm việc quá sức, đầu óc hay phải suy nghĩ căng thẳng, gặp áp lực dài ngày hoặc thay đổi múi giờ sinh hoạt…, về lâu dài cũng khiến cơ thể mệt mỏi, không có đủ sức khỏe để hoạt động, làm việc vào những ngày tiếp sau đó.

Với những người bị khó ngủ thì thường chỉ cần sử dụng thuốc ngủ loại nhẹ giúp cân bằng lại trạng thái, mặc dù vậy vẫn phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

3. Ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm

Thêm một nhóm tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến khác là những người trước đó dễ đi vào giấc ngủ tuy nhiên lại không ngủ được sâu giấc, ngủ chập chờn, đột nhiên bị thức giấc giữa đêm hoặc bị tỉnh ngủ chỉ với một tác động nhỏ nào đó. Ở trường hợp này, khi bị thức giấc giữa chừng thì mọi người có thể chỉ tiếp tục chợp mắt những giấc ngắn chứ không ngủ hoàn toàn, hay thậm chí là nhiều người còn thức đến sáng do không thể ngủ lại được.

Khi nào nên dùng thuốc ngủ, nếu thường xuyên ngủ không sâu giấc thì loại thuốc này sẽ là phương pháp xử lý mang tính tạm thời do bác sĩ hướng dẫn để bạn ngủ ngon hơn.

Có nên lạm dụng thuốc ngủ không?

Chúng ta nhận thấy rằng thuốc ngủ mang lại công dụng tương đối hiệu quả đối với việc cải thiện rối loạn giấc ngủ, thế nhưng có nên lạm dụng thuốc ngủ không lại là điều khiến cho nhiều người phải băn khoăn. Theo đó, việc sử dụng bất cứ một loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc ngủ trong thời gian dài đều sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đối với sức khỏe. Bởi thực tế thuốc ngủ cũng chỉ được coi là một giải pháp tạm thời, mang tính hỗ trợ, hoàn toàn không phải phương pháp điều trị bệnh lý.

Nếu như bạn lạm dụng thuốc ngủ dài ngày sẽ rất dễ dẫn đến những tác hại như dưới đây:

  • Gây ra hiện tượng nhờn thuốc do sử dụng với tần suất quá thường xuyên, khi cơ thể đã quen với các thành phần gây buồn ngủ thì thuốc sẽ giảm công dụng theo thời gian, sau đó là không còn công dụng như mong muốn.
  • Thuốc ngủ cũng có chức năng như một loại chất gây “nghiện” khiến cho người sử dụng trở nên phụ thuộc vào sản phẩm này, rất khó bỏ, nếu không sử dụng nữa cũng đồng nghĩa với việc không thể có giấc ngủ ngon.
  • Có nên lạm dụng thuốc ngủ không, một tác hại khác của việc lạm dụng thuốc ngủ chính là gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể như choáng váng, chóng mặt, nhức đầu, nhức mỏi người, buồn nôn hoặc nôn, đi ngoài…
  • Sử dụng thuốc ngủ với tần suất kéo dài còn khiến người dùng rơi vào trạng thái mộng du trong khi ngủ, trí nhớ suy giảm hoặc mất trí nhớ tạm thời, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.
  • Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy thuốc ngủ còn gây giảm tuổi thọ, vì thế chắc hẳn bạn đã tìm ra lời giải đáp cho chính mình về vấn đề có nên lạm dụng thuốc ngủ không.

Như vậy, chúng ta khẳng định được rằng có nên lạm dụng thuốc ngủ không là hoàn toàn Không. Thay vào đó, mọi người cần có sự tư vấn trước của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc ngủ thích hợp, liều lượng sử dụng, thời gian dùng trong bao lâu… và tuân thủ theo nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Một số lưu ý để sử dụng thuốc ngủ an toàn

Bên cạnh việc tìm hiểu về những vấn đề quan trọng như đối tượng sử dụng thuốc ngủ, khi nào nên dùng thuốc ngủ hay có nên lạm dụng thuốc ngủ không thì mọi người cần lưu ý thêm một số điều sau đây để hạn chế tối đa các rủi ro:

  • Chỉ sử dụng những sản phẩm thuốc ngủ từ thương hiệu có uy tín, trước khi dùng hãy kiểm tra kỹ bao bì bên ngoài, ngày sản xuất và hạn sử dụng, chất lượng thuốc có dấu hiệu nào bất thường hay không…
  • Không uống thuốc ngủ quá sớm bởi điều này có khả năng khiến bạn suy giảm khả năng nhận thức, chỉ nên uống khi đã hoàn thành công việc và chuẩn bị đi ngủ.
  • Người dùng nên kết hợp thuốc ngủ với những biện pháp giảm mất ngủ tự nhiên khác (tập thở, tập thiền, tích cực vận động cơ thể, thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học…) để nâng cao hiệu quả.
  • Trong thời gian dùng thuốc tuyệt đối không được sử dụng đồng thời các loại chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn, trà đặc, cà phê… do chúng sẽ tương tác với thuốc và làm mất đi công dụng.
  • Trường hợp xảy ra triệu chứng bất thường trên cơ thể sau khi sử dụng thuốc ngủ cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khi nào nên dùng thuốc ngủ, đối tượng sử dụng thuốc ngủ là những ai và có nên lạm dụng thuốc ngủ không. Nhìn chung, để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như bảo vệ an toàn cho sức khỏe khi sử dụng thuốc ngủ thì trước tiên bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có sự hướng dẫn cụ thể. Đồng thời chỉ nên lựa chọn tìm mua thuốc tại những địa chỉ uy tín giúp đảm bảo chất lượng, tránh “tiền mất tật mang”.

Ngày cập nhật:
30/7/2022

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển

Thông tin Bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình. Từng công tác tại Học Viện Quân Y và Bệnh Viện Quân Y.

Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa II ngoại chấn thương chỉnh hình.

Bác sĩ Lê Văn Điển có các chứng chỉ đào tạo về khám chữa bệnh ngoại khoa, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, do Cục Quân Y - Bộ Quốc Phòng cấp.

Hiện bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển, đang làm việc, công tác tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, và làm cố vấn y khoa cho chuyên trang blog sức khỏe doctortuan.webflow.io.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ