Paracetamol có tác dụng gì? Cách dùng đúng và đủ

Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển
Nhiều người bệnh mặc dù không thực sự hiểu rõ Paracetamol là thuốc gì, tác dụng của Paracetamol, liều lượng dùng như thế nào vẫn tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ, dược sĩ.
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Paracetamol là một trong những loại thuốc được người dân thường xuyên mua dự trữ trong tủ thuốc gia đình để sử dụng trong các trường hợp cần giảm các cơn đau nhức, hạ sốt do cảm cúm, đau lưng, đau răng, đau đầu,... Nhiều người bệnh mặc dù không thực sự hiểu rõ Paracetamol là thuốc gì, tác dụng của Paracetamol, liều lượng dùng như thế nào vẫn tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ, dược sĩ. Điều này vô tình sẽ khiến bạn điều trị bệnh không hiệu quả và để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để phòng tránh những hậu quả xấu từ việc sử dụng thuốc không đúng cách hãy cùng tham khảo thông tin về tác dụng của Paracetamol cũng như cách dùng trong bài viết dưới đây.

Paracetamol là thuốc gì, có tác dụng gì?

Tìm hiểu Paracetamol là thuốc gì, các bác sĩ giải đáp rằng đây là một loại thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt nằm trong danh mục thuốc không kê đơn đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Thành phần Paracetamol có khả năng tác động đến vùng dưới đồi để làm tăng khả năng tỏa nhiệt của cơ thể giúp hạ thân nhiệt nhanh chóng ở những người đang bị sốt. Vì vậy, khi nhắc đến tác dụng của Paracetamol nhiều người bệnh sẽ nghĩ ngay đến khả năng hạ sốt nhanh chóng.

Paracetamol có tác dụng gì? Cách dùng đúng và đủ
Paracetamol có tác dụng gì? Cách dùng đúng và đủ

Ngoài tác dụng hạ sốt thì Paracetamol còn được các bác sĩ, dược sĩ sử dụng để giúp người bệnh giảm những cơn đau nhức từ nhẹ đến nặng như đau đầu, đau khớp, đau lưng, đau cơ, đau răng,... hay đến các cơn đau do  viêm khớp. Bạn sẽ nhanh chóng thấy được tác dụng của Paracetamol trong 30 đến 60 phút sau khi sử dụng và hiệu quả của thuốc có thể kéo dài trong 3 đến 4h.

Trong điều trị bệnh, Paracetamol có thể thay thế cho Aspirin trong việc giảm đau nhưng chúng không có tác dụng điều trị viêm. Nếu bạn sử dụng đúng cách loại thuốc này sẽ đem lại hiệu quả tốt mà không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay tim mạch.

Trong quá trình tìm hiểu Paracetamol là thuốc gì chắc hẳn bạn cũng gặp nhiều dạng thuốc như dạng viên sủi, dạng viên nén hoặc dạng gói bột. Thực tế, Paracetamol có rất nhiều dạng được chia làm 3 loại chính là Paracetamol dạng uống hoặc Paracetamol dạng đặt hậu môn, dạng tiêm, cụ thể:

  • Paracetamol dạng đặt hậu môn được bào chế dưới dạng thuốc đạn, có tác dụng giảm sốt, giảm các cơn đau một cách nhanh chóng nhưng thường được sử dụng nhiều hơn trong các trường hợp hạ sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Paracetamol dạng uống có những loại phổ biến như thuốc Paracetamol dạng viên nén, Paracetamol dạng viên sủi, Paracetamol dạng siro, Paracetamol dạng bột pha uống. Tùy từng trường hợp, độ tuổi mà các bác sĩ, dược sĩ sẽ kê dạng phù hợp.
  • Paracetamol dạng tiêm chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn.

Nhìn chung, Paracetamol vẫn được đánh giá là loại thuốc an toàn khi sử dụng đúng cách tuy nhiên không phải hoàn toàn không có phản ứng phụ nguy hiểm. Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu tác dụng của Paracetamol thì người bệnh cũng cần lưu ý đến những tác dụng phụ của loại thuốc này có thể gặp phải như:

  • Paracetamol khi chuyển hóa qua gan sẽ sinh ra NAPQI, nếu bạn sử dụng quá liều cho phép, nồng độ NAPQI vượt ngưỡng có thể gây độc cho gan. Các biểu hiện gan, thận bị ảnh hưởng do uống quá nhiều Paracetamol có thể thấy là nước tiểu bị đậm màu hơn, vàng mắt, vàng da, phân có màu đất sét.
  • Một số phản ứng phụ nghiêm trọng khác sau khi dùng thuốc Paracetamol đã được ghi nhận là bị buồn nôn, nôn, đau bụng, phát ban, sưng mặt, sưng lưỡi, sưng họng, sưng môi sau khi dùng thuốc Paracetamol. Trường hợp nguy hiểm hơn người bệnh có biểu hiện bị khó thở, hôn mê, huyết áp và mạch không ổn định, bị hoại tử gan và nặng nhất là gây tử vong.

Ngay khi sử dụng thuốc Paracetamol và có những tác dụng phụ không mong muốn ở trên bạn cần ngưng sử dụng thuốc, đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Cách dùng đúng và đủ với thuốc Paracetamol

Bạn chỉ có thể nhận được tác dụng của Paracetamol nếu thực hiện sử dụng thuốc đúng cách và đủ liều lượng.

Liều dùng Paracetamol

Liều dùng Paracetamol ở người lớn và trẻ nhỏ có sự khác biệt. Người lớn sẽ sử dụng các loại thuốc Paracetamol có hàm lượng cao hơn so với trẻ em. Liều dùng khuyến cáo chung cho đối tượng người lớn là 325 đến 650mg/ liều, cách 4 đến 6 giờ mới được sử dụng liều tiếp theo nhưng tổng lượng Paracetamol mỗi ngày không quá 4000mg. Riêng với trường hợp viên nén có thành phần Paracetamol 500mg thì bạn có thể dùng 1 đến 2 viên trong 1 lần uống, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 giờ.

Nếu muốn đảm bảo tác dụng của Paracetamol trong việc giảm đau, hạ sốt cho trẻ nhỏ thì liều dùng sẽ cần cân nhắc trên cân nặng của trẻ, thông thường liều dùng khuyến cáo là 10 đến 15 mg/kg/ liều.

Lưu ý: Liều dùng Paracetamol ở trên là liều dùng chung để người bệnh tham khảo, không phải liều dùng chính xác nhất. Tùy theo từng trường hợp bệnh, từng thể trạng của mỗi bệnh nhân mà liều dùng này có thể thay đổi. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có chứa thành phần Paracetamol, tùy theo loại thuốc Paracetamol là thuốc gì, hàm lượng Paracetamol là bao nhiêu, 150mg hay 300mg, 325mg, 500mg hay 625mg mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Việc sử dụng thuốc Paracetamol chỉ nên được thực hiện dưới sự chỉ định hướng dẫn từ dược sĩ, bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn, không có tác dụng phụ.

Cách sử dụng Paracetamol đúng cách

Bên cạnh những thắc mắc về liều dùng và tác dụng của Paracetamol thì rất nhiều người bệnh cũng quan tâm đến cách sử dụng đúng cho từng dạng thuốc Paracetamol. Tùy theo thuốc chứa thành phần Paracetamol là thuốc gì, dạng gì, trên bao bì nhãn dán của sản phẩm sẽ có hướng dẫn sử dụng cụ thể, tổng kết chung lại như sau:

  • Với thuốc Paracetamol dạng siro bạn cần dùng thìa hoặc các loại cốc đo liều lượng chuyên dụng để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không được ước lượng cảm quan.
  • Khi sử Paracetamol dạng viên nén thì đa phần người bệnh thường nuốt luôn nhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất và các bác sĩ bạn cần nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.
  • Paracetamol dạng sủi và dạng bột pha cần được pha cùng lượng nước đúng theo hướng dẫn. Thuốc dạng bột cần khuấy đều cho tan hoàn toàn sau đó mới sử dụng. Các loại thuốc pha nước cần sử dụng ngay sau khi pha, không để quá lâu.
  • Thuốc Paracetamol dạng đặt hậu môn tuyệt đối không được uống. Trước khi đặt thuốc bạn nên đi vệ sinh để làm rỗng ruột, bàng quang, rửa sạch tay sau đó thảo vỏ bọc thuốc và đặt vào hậu môn. Loại thuốc này sẽ tan ra nếu ở môi trường tự nhiên vì vậy sau khi đã tháo vỏ bọc bạn cần đặt vào hậu môn luôn. Sau khi đặt thuốc thì cần hạn chế việc đi vệ sinh và không nên tắm sau khi đặt thuốc.

Dù sử dụng dạng thuốc Paracetamol nào thì người bệnh cũng cần chú ý những điểm sau đây:

  • Trong quá trình dùng thuốc Paracetamol bạn không nên sử dụng các thuốc khác để điều trị ho, cảm cúm, giảm đau nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ bởi những loại thuốc này cũng có thể chứa hoạt chất Paracetamol. Điều này vô tình sẽ khiến bạn sử dụng quá liều Paracetamol mà bạn không hề biết, không chỉ không nhận được tác dụng của Paracetamol mà bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu dùng quá liều.
  • Paracetamol có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ vì vậy phụ nữ đang cho con bú chỉ được sử dụng Paracetamol nếu bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà chưa qua tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
  • Người có tiền sử nghiện rượu, người bị bệnh gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Paracetamol.
  • Nếu bị dị ứng với thành phần Paracetamol hoặc acetaminophen thì không nên sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Paracetamol bạn không được uống rượu bia.
  • Sau 3 ngày bị sốt, bạn đã sử dụng Paracetamol nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tác dụng của Paracetamol không thể giảm đau sau 7 ngày sử dụng thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để gặp các bác sĩ.
  • Sau khi sử dụng có những biểu hiện bị tác dụng phụ đã kể trên thì bạn cần liên hệ trạm y tế, bệnh viện gần nhất hoặc liên hệ 115 để được hỗ trợ kịp thời.

Paracetamol là thuốc gì, tác dụng của Paracetamol là gì và cách sử dụng ra sao? Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc trên. Mặc dù Paracetamol là thuốc không kê đơn thông dụng hiện nay nhưng bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng, hãy tìm đến các dược sĩ, bác sĩ chuyên môn để được tư vấn về liều dùng, cách sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất.

💥💥💥Lưu ý, các thông tin về liều dùng Paracetamol trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.

Ngày cập nhật:
30/7/2022

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển

Thông tin Bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình. Từng công tác tại Học Viện Quân Y và Bệnh Viện Quân Y.

Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa II ngoại chấn thương chỉnh hình.

Bác sĩ Lê Văn Điển có các chứng chỉ đào tạo về khám chữa bệnh ngoại khoa, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, do Cục Quân Y - Bộ Quốc Phòng cấp.

Hiện bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển, đang làm việc, công tác tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, và làm cố vấn y khoa cho chuyên trang blog sức khỏe doctortuan.webflow.io.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ