Bị nóng, ngứa tai trái, phải về đêm là bệnh gì?

Tham vấn y khoa:
Lê Phương Tuấn
Bị nóng ngứa tai trái phải là bệnh gì? Nóng ngứa tai có nguy hiểm không? Rất nhiều người gặp phải tình trạng này cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của bản thân.
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Bị nóng ngứa tai trái phải là bệnh gì? Nóng ngứa tai có nguy hiểm không? Rất nhiều người gặp phải tình trạng này cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của bản thân. Theo các chuyên gia, ngứa tai về đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt của người mắc mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý từ thông thường đến nguy hiểm. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan với vấn đề này.

Hiện tượng nóng ngứa tai phải, tai trái về đêm

Ngứa tai là hiện tượng mà ai cũng từng gặp phải. Nếu như tình trạng này chỉ xuất hiện một vài ngày thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lỗ tai của mình thường xuyên nóng, ngứa ngáy nhất là vào ban đêm thì không được xem thường. Đây chính là những dấu hiệu bệnh bệnh lý về lỗ tai có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và thính giác sau này.

Bị nóng, ngứa tai trái, phải về đêm là bệnh gì?

Ngứa nóng tai trái, phải có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau. Có người cảm thấy ngứa không nhiều, không ảnh hưởng tới sinh hoạt nên chỉ dùng tăm bông hoặc một vật cứng nào để ngoáy tai. Tuy nhiên, có những người cơn ngứa trở nên rất khó chịu, tai nóng bừng bừng về đêm khiến họ không ngủ được. Thậm chí, một số trường hợp người mắc còn gặp thêm các triệu chứng nặng nề khác như: đau nhức tai, chảy mủ tai, nghe kém hoặc hơn nữa là chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

XEM THÊM:

Bị nóng, ngứa tai phải, tai trái là bị bệnh gì?

Theo các chuyên gia, nếu bạn thường xuyên cảm thấy nóng ngứa tai về đêm, đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau đây:

1. Viêm ống tai ngoài

Cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Đúng như tên gọi, tai ngoài là bộ phận nằm ngoài cùng, gồm có vành tai, ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da mỏng. Nhiệm vụ của tai ngoài là hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong.

Viêm tai ngoài là tình trạng bộ phận này bị vi khuẩn và các tác nhân có hại khác xâm nhập và gây viêm nhiễm. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc ống tai hay bị nước vào khi tắm hoặc bơi.

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai ngoài là ngứa tai trái, phải nhất là về đêm. Thực chất, việc ngứa tai vẫn diễn ra cả vào ban ngày nhưng do khi về đêm, không gian yên tĩnh và người mắc ít bị phân tâm bởi các vấn đề khác nên sẽ cảm nhận cơn ngứa khó chịu hơn. Càng ngoáy tai nhiều, tình trạng ngứa sẽ trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân sau đó còn có cảm giác tưng tức nóng tai, đau tai. Thậm chí, cơn đau còn lan lên đầu, gây đau giật nửa đầu, cơn đau càng nhiều nếu người bệnh ngáp hoặc nhai. Một số trường hợp còn có thể bị sốt, sưng nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đau.

Khi khám sẽ thấy ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hoặc toàn bộ, tùy theo tình trạng viêm nhiễm. Nếu tình trạng nặng, viêm ống tai ngoài còn làm sưng tấy cả góc hàm bên tai đau kèm theo việc xuất hiện các hạch nhỏ di động, ấn vào đau.

Thông thường, viêm ống tai ngoài thường được điều trị bằng việc sử dụng thuốc đặt, thuốc nhỏ tại chỗ nếu ở mức độ nhẹ. Trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải kê thêm một số loại thuốc kháng viêm toàn thân kết hợp với thuốc giảm đau. Đây là căn bệnh nguy hiểm, để lâu sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ăn sâu vào bên trong tai, ảnh hưởng đến thính giác và cả hệ thần kinh. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

2. Bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến nhất về tai, thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh là tình trạng tổn thương hoặc viêm nhiễm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm. Viêm tai giữa gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất ở trẻ em (chiếm khoảng 80% trường hợp).

Biểu hiện điển hình nhất của viêm tai giữa là gây nên cảm giác ngứa tai phải, tai trái, đau tai liên tục và đôi khi có cảm giác giật và nhói tai, đau lan lên đầu. Ngoài ra, người bệnh còn thường cảm thấy ù tai, giảm sức nghe, có cảm giác như có nước trong tai, dịch mủ chảy ra từ tai. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, tình trạng này càng trở nên rõ ràng hơn.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở người lớn và trẻ nhỏ khá khác nhau. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân thường xuất phát từ việc trẻ chưa có cấu trúc tai hoàn thiện, ống thính giác có kích thước tương đối ngắn nên chất thải rất dễ bị tắc, không thoát ra được. Ở người lớn, bệnh thường xuất hiện do việc thường xuyên ngoáy tai bằng các dụng cụ cứng và nhọn dễ gây tổn thương cho tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Viêm tai giữa nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, gián đoạn chuỗi xương con, làm giảm khả năng nghe. Thậm chí, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính còn có thể gây viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc khiến dây thần kinh mặt bị liệt, rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

3. Dị ứng

Ngứa nóng tai trái, tai phải có thể xuất phát từ việc bạn bị dị ứng với một số loại thực phẩm như: đậu nành, cá và hải sản có vỏ, sữa, lúa mì...Điều này còn có thể gây ngứa và nổi mề đay ở những phần còn lại trên mặt, lưng, tay, chân…

Ngoài ra, điều này còn xuất phát từ hội chứng dị ứng miệng do phấn hoa ở một số loại thực phẩm như: hạt hướng dương, quả hạn nhân, táo, dưa, cherry, hạt phỉ…

Bên cạnh việc gây nóng ngứa hai bên tai, các dị ứng trên còn có thể khiến bạn cảm thấy khó thở sau khi ăn hoặc tiếp xúc với chất dị ứng. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng các chất này. Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người mắc nên tới cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

4. Bệnh chàm hoặc vảy nến

Ngứa tai về đêm còn có thể là dấu hiệu của bệnh chàm hoặc vảy nến. Đây đều là những căn bệnh da liễu nguy hiểm, cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Đối với bệnh vảy nến, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều giả thiết cho rằng điều này xuất phát từ sự suy yếu của hệ miễn dịch. Biểu hiện của bệnh là tình trạng da bị sưng viêm ở nhiều vị trí khác nhau như: khuỷu tay, đầu gối, tai... Đốt sưng có hình giọt nước, đường kính dao động từ vài cm đến 10 thậm chí 20cm. Bệnh vảy nến ở tai, trường hợp nặng không chỉ gây ngứa ngáy mà còn làm chảy máu, đau đớn tai.

Về bệnh chàm, bệnh được xếp vào nhóm viêm da cơ địa với nguyên nhân tương đối phức tạp. Có thể do người mắc có tiền sử về các bệnh lý như xơ gan, viêm tai, viêm thận hoặc tiếp xúc với các yếu tố vật lý, hóa học độc hại. Biểu hiện ban đầu là tình trạng ngứa ngáy vùng da bị chàm, tiếp theo là gây ửng đỏ, nổi mụn khi vỡ ra sẽ tạo thành một lớp vảy khô, rất mất thẩm mỹ.

Nếu bản thân có các dấu hiệu khá giống với mô tả trên, bạn nên đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Đặc biệt, với bệnh vảy nến, việc chậm trễ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thận, tim mạch và huyết áp. Do đó, tuyệt đối không được chủ quan với các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

5. Viêm mũi dị ứng

Không loại trừ khả năng việc bạn thường xuyên cảm thấy ngứa tai trái, tai phải là do viêm mũi dị ứng. Tai - mũi - họng là các cơ quan thông với nhau và thông với bên ngoài. Vì vậy, nếu 1 trong các cơ quan này gặp vấn đề, rất dễ ảnh hưởng đến cơ quan còn lại.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý khá phổ biến với khoảng 10 - 20% dân số mắc phải. Bệnh xảy ra do niêm mạc mũi quá nhạy cảm khi tiếp xúc với các kích thích có hại từ bên ngoài.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, từ yếu tố gia đình, yếu tố miễn dịch, tiếp xúc với dị nguyên hoặc do yếu tố môi trường khí hậu. Triệu chứng thường gặp là hắt hơi từng tràng, chảy mũi dịch trong hoặc ngạt mũi khó thở, ngứa họng, ngứa ống tai ngoài…

Viêm mũi dị ứng nhìn chung không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để bệnh tái diễn trong thời gian dài có thể gây viêm mũi, viêm xoang, viêm họng cấp...Do đó, điều trị bệnh sớm là lời khuyên của các chuyên gia dành tới cho người bệnh.

Ngoài ra, thường xuyên ngứa tai về đêm, nóng tai trái, tai phải còn có thể là do tai bạn quá khô, nhiều ráy tai hoặc do bị dị ứng nhẹ với máy trợ thính...Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị kịp thời, người mắc nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kỹ lưỡng.

Bị nóng, ngứa tai trái, phải về đêm phải làm sao?

Nóng ngứa lỗ tai nếu chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ và hết sau khi lấy ráy tai thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày thì cần phải được điều trị sớm.

Theo các chuyên gia, không ít các trường hợp chủ quan, nghĩ đây chỉ là tình trạng nhẹ nên không đi khám. Thay vào đó lại sử dụng tăm bông hoặc các vật cứng để ngoáy tai khiến tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đến khi bản thân xuất hiện các triệu chứng nặng nề như: đau nhức tai, ù tai, nghe kém, chảy máu tai...mới bắt đầu đi kiểm tra. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, việc điều trị sẽ tương đối khó khăn.

Bên cạnh việc nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa, người bị nóng ngứa tai phải, trái cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Hạn chế đi bơi, sau khi bơi hoặc tắm nên dùng khăn lau khô vành tai để tránh không cho nước lọt vào bên trong tai
  • Không ngoáy tai nhiều, không ngoáy quá sâu hay sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai khi chưa được vô trùng
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, tránh sử dụng tai nghe quá nhiều
  • Nếu nước vô tình lọt vào tai thì bạn nên nghiêng đầu vỗ nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô sạch đặt vào trong ống tai để thấm nước
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ tai, thuốc bôi nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Trong trường hợp xuất hiện các vấn đề bất thường cần ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời

Như vậy, những thắc mắc về hiện tượng nóng ngứa tai phải, tai trái về đêm đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết. Nếu bản thân đang gặp phải tình trạng này, tốt nhất là đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được trợ giúp tốt nhất.

THAM KHẢO:

Ngày cập nhật:
7/9/2020

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Lê Phương Tuấn

Bài viết được tham khảo thông tin từ website:

Tôi là Lê Phương Tuấn, hiện đang là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung tại blog sức khỏe Lê Phương Tuấn.

Hiện tôi đang làm việc tại phòng khám nam khoa Hưng Thịnh. Nếu bạn gặp phải vấn đề sức khỏe, hãy gọi cho bác sĩ theo số máy: 0386.977.199 để được hỗ trợ.

Xem full hồ sơ Lê Phương Tuấn.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ