Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không

Tham vấn y khoa:
Lê Phương Tuấn
Hội chứng ruột kích thích tuy rằng lành tính, không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng dễ tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm, mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến về rối loạn chức năng của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này rất nhiều người hoang mang và thắc mắc không biết hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không, gây biến chứng không và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên bằng cách cụ thể và dễ hiểu nhất.

Hiểu đúng hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay IBS (Irritable bowel syndrome) hay còn được biết đến là viêm đại tràng co thắt. Đây là hội chứng rối loạn chức năng ruột già gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên. khi đi khám và làm các xét nghiệm đều không tìm thấy bất kỳ sự tổn thương ở cơ quan này. Theo thống kê cụ thể, hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh đường ruột phổ biến nhất với tỷ lệ dân số mắc phải là từ 5 - 20%.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không
Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không

Hội chứng ruột kích thích tuy rằng lành tính, không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng dễ tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm, mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng, biểu hiện phổ biến của hội chứng ruột kích thích

Có khá nhiều biểu hiện để nhận biết cơ thể có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích tuy nhiên điển hình nhất là các triệu chứng liên quan đến đường ruột nhue đau bụng, táo bón, tiêu chảy:

  • Đau bụng: Khi mắc ruột kích thích cơ thể sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng bất chợt, diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng đau bụng có thể gặp phải khi ăn hoặc sau khi ăn, đặc biệt là ăn những đồ ăn lạ, đồ ăn để lâu hay đồ ăn không tương thích rất dễ khiến đau bụng. Tùy vào sức khỏe từng người mà tần suất đau bụng khác nhau.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy: Đây là 2 triệu chứng phổ biến của rất nhiều các bệnh trong đó có hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, một đặc điểm để nhận biết hội chứng này với các bệnh khác là phân của người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ thường ở dạng lỏng, nhưng cũng có lúc dạng cục cứng, có màng nhầy bọc ngoài và không lẫn máu.
  • Đầy hơi: Một trong những triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích là người bệnh sẽ thường cảm thấy đầy hơi, khó chịu và chướng tức vùng bụng, đôi khi còn thấy bụng phình to.
  • Rối loạn đại tiện: Rối loạn đại tiện cùng là một triệu chứng phổ biến. tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc quặn thành từng cơn kèm mót đi ngoài khiến tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường ( đi trên 3 lần trong 1 ngày), đặc biệt là khi ăn những thức ăn tanh, sống như cá, cua, gỏi, ốc,... hoặc sau khi sử dụng bia rượu, cà phê. Nhưng cũng có những trường hợp gặp phải tình trạng táo bón, 2 - 3 ngày mới đại tiện được và còn cảm giác đi chưa hết khi đại tiện xong.

Các nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác tình trạng ruột kích thích tuy nhiên nhiều nhận định cho rằng có rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh, cụ thể:

  • Thực phẩm: Một số người gặp phải hội chứng ruột kích thích sau khi ăn những thực phẩm nhất định, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người sẽ phản ứng lại những đồ ăn khác nhau.
  • Căng thẳng: Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các dấu hiệu và triệu chứng ruột kích thích sẽ trầm trọng hơn và thường xuyên hơn khi người bệnh gặp nhiều áp lực, căng thẳng, stress.
  • Các nguyên nhân khác: Hội chứng ruột kích thích có thể bắt nguồn từ việc đường tiêu hóa gặp vấn đề, do tác dụng phụ của quá trình điều trị bằng thuốc hoặc do sự thay đổi nội tiết tố của nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm tới tính mạng không?

Hội chứng ruột kích thích tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nếu người bệnh chủ quan mà không điều trị kịp thời và đúng cách bện sẽ càng nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ở giai đoạn ban đầu của hội chứng ruột kích thích người bệnh sẽ có những biểu hiện rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn chức năng bài tiết, rối loạn,... Tuy nhiên nếu không có những biện pháp điều trị, những tình trạng rối loạn này cứ lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tăng nguy cơ mắc trĩ, ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột dẫn tính tràng thiếu chất, suy dinh dưỡng, suy kiệt sức khỏe. Bên cạnh đó, IBS còn có thể dẫn đến chứng rối loạn tâm lý, khiến người bệnh luôn lo lắng, chán nản, chán ăn, suy nhược cơ thể.

Điều trị triệt để hội chứng ruột kích thích như thế nào?

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân mắc IBS sẽ dễ tăng nhu động ruột hơn so với người bình thường do đó, bệnh thường có tình trạng tái phát nhiều lần, kéo dài rất khó điều trị dứt điểm. Để điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả là tập trung cải thiện những triệu chứng vì các nguyên nhân gây ra ruột kích thích không rõ ràng, các biện pháp điều trị cụ thể là:

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến đường ruột của con người do đó, để trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích thì việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hỏa là rất quan trọng. Trước tiên, để giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, đi ngoài, táo bón người bệnh cần kiêng những thực phẩm có tính tanh, lạnh, dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, những thức ăn khó tiêu như nội tạng động vật, khoai lang. Đối với những trường hợp bị táo bón nên bổ sung thêm các loại rau xanh để tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn, còn với những người bị tiêu chảy nên sử dụng những thức ăn đặc, dễ tiêu. Đặc biệt tạo thói quen ăn từ từ, nhai kỹ để không làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Không nên ăn quá no và không nên làm việc khác khi ăn.

Bên cạnh đó người bệnh nên vận động thường xuyên, tích cực luyện tập thể dục thể thao và mát xa nhẹ bụng để kích thích cảm giác đi ngoài.

Sử dụng thuốc Tây để điều trị hội chứng ruột kích thích

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích. Tùy vào từng triệu chứng mà người bệnh gặp phải các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị đại tràng co thắt khác nhau:

  • Các loại thuốc giảm đau, chống co thắt điển hình là hyoscine, butylbromide, dipropyline. Bên cạnh đó, những loại thuốc này cũng có thể sử dụng cho những trường bị tiểu chây tuy nhiên khi sử dụng người bệnh phải thận trọng vì có thể gặp phải các triệu chứng táo bón hoặc bí tiểu.
  • Forlax, Duphalac,... là những loại thuốc cải thiện nhu động ruột hoạt động bình thường hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, các loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu như sorbitol, lactulose có tác dụng giữ nước trong đại tràng, làm mềm phân và những loại thuốc nhuận tràng kích thích như bisacodyl để kích thích các cơ quanh ruột co bóp và đẩy phân qua đại tràng dễ dàng hơn hay những thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ cũng thừng được các bác sĩ chỉ định.
  • Các loại thuốc kiểm soát tình trạng tiêu chảy phổ biến là loperamide và cholestyramine.
  • Nếu trong trường hợp có triệu chứng ruột kích thích và trầm bác sĩ thường chỉ định những loại  thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) là thuốc fluoxetine, paroxetine có tác dụng ức chế hoạt động của các nơron kiểm soát đường ruột.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc Tây người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc. Tuyệt đối không bỏ dở thuốc hoặc thay đổi thuốc giữa chừng khiến triệu chứng ruột kích thích trở nên trầm trọng hơn. Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích bên ngoài mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích chúng ta nên lưu ý những biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt đều đặn, ăn uống đúng giờ, ngủ nghỉ điều độ, làm việc vừa phải.
  • Không sử dụng những chất kích thích như bia, rượu, cà phê hay những đồ uống có gas, tích cực bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ và uống đủ nước.
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao để cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng và trầm cảm đồng thời kích thích hoạt động co thắt bình thường của đường ruột.
  • Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, giàu chất béo, những đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nó không đe dọa nguy hiểm đến tính mạng nhưng đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, các triệu chứng thường tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Do đó, để hạn chế những biến chứng người bệnh nên chủ động đi thăm khám để được tư vấn và hỗ trợ những liệu pháp điều trị hợp lý. Bài viết trên hy vọng đã đưa ra những thông tin hữu ích về hội chứng ruột kích thích và trả lời câu hỏi hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Từ đó người bệnh có thể nắm rõ và tự giải quyết vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Để biết thêm chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về hội chứng ruột kích thích vui lòng liên hệ số hotline 0386-977-199 hoặc bấm vào khung chat để được hỗ trợ trực tiếp từ doctortuan.webflow.io.

Ngày cập nhật:
8/11/2021

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Lê Phương Tuấn

Bài viết được tham khảo thông tin từ website:

Tôi là Lê Phương Tuấn, hiện đang là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung tại blog sức khỏe Lê Phương Tuấn.

Hiện tôi đang làm việc tại phòng khám nam khoa Hưng Thịnh. Nếu bạn gặp phải vấn đề sức khỏe, hãy gọi cho bác sĩ theo số máy: 0386.977.199 để được hỗ trợ.

Xem full hồ sơ Lê Phương Tuấn.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ