Lịch tiêm chủng và các mũi tiêm cần thiết cho bé

Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển
Để tìm hiểu cụ thể về lịch tiêm chủng cho bé và các mũi tiêm cần thiết theo từng giai đoạn, mời bạn đọc hãy cùng Doctor Tuấn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây.
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Tiêm chủng vaccine được coi là một biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân nguy hiểm. Bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn non nớt nên rất dễ mắc phải nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó việc tìm hiểu về các mũi tiêm cho bé đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để tìm hiểu cụ thể về lịch tiêm chủng cho bé và các mũi tiêm cần thiết theo từng giai đoạn, mời bạn đọc hãy cùng Doctor Tuấn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây.

Tại sao cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm cho bé?

Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai nhóm đối tượng rất dễ mắc phải nhiều loại bệnh lý khác nhau, thậm chí còn có nguy cơ để lại hàng loạt biến chứng đối với sức khỏe sau khi nhiễm bệnh. Nguyên nhân là bởi thời điểm này cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ miễn dịch còn yếu ớt cộng với các yếu tố từ bên ngoài như môi trường, thời tiết, nhiệt độ… sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập tấn công.

Lịch tiêm chủng và các mũi tiêm cần thiết cho bé
Lịch tiêm chủng và các mũi tiêm cần thiết cho bé

Sự phát triển của nền y học đã nghiên cứu, cho ra đời vaccine được coi như một giải pháp hữu ích giúp con người phòng ngừa bệnh tật. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải nắm được lịch tiêm chủng cho bé bởi những lý do như dưới đây:

  • Việc thực hiện đầy đủ các mũi tiêm cho bé sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể, tạo ra “lá chắn” giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm như lao, ho gà, viêm não, thương hàn, bại liệt…
  • Tuân thủ lịch tiêm chủng cho bé đúng thời điểm giúp giảm nguy cơ diễn biến nặng trong trường hợp trẻ vẫn mắc bệnh sau khi tiêm (do không đủ lượng kháng thể), nhờ đó các vấn đề rủi ro đến tính mạng cũng được giảm thiểu đáng kể.
  • Một số bệnh lý thực tế vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc điều trị, hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra di chứng về sau này nên việc nắm bắt lịch tiêm chủng cho bé, các mũi tiêm cho bé sẽ rất cần thiết.

Lịch tiêm chủng và các mũi tiêm cho bé theo từng giai đoạn

Theo quy định của Bộ Y tế, các mũi tiêm cho bé bắt buộc phải thực hiện khi trẻ dưới 5 tuổi để phòng bệnh bao gồm: Uốn ván, lao, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản B, sởi, Rubella, bại liệt, viêm gan B, Haemophilus Influenzae. Tuy nhiên, chúng ta không thể tiêm cho trẻ theo thời gian như ý muốn mà sẽ lại có quy định riêng về từng loại vaccine, số mũi tiêm của mỗi loại, thời điểm tiêm chủng… mới có thể mang lại hiệu quả sản sinh kháng thể tốt nhất.

Cụ thể, dưới đây là lịch tiêm chủng cho bé chi tiết theo từng giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý nắm rõ để có kế hoạch tiêm chủng phù hợp cho con em mình:

1. Lịch tiêm chủng cho bé giai đoạn từ 0 - 24 tháng tuổi

Các mũi tiêm cho bé trong giai đoạn từ 0 - 24 tháng tuổi cần phải tiến hành bao gồm:

1.1. Đối với trẻ sơ sinh

  • Vaccine Viêm gan B VGB (mũi 1): Tiêm trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh.
  • Vaccine phòng bệnh lao BCG: Tiêm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi sinh, mũi vaccine này sẽ được tiêm ở bên vai trái của trẻ.

1.2. Lịch tiêm chủng cho bé từ 1 - 2 tháng tuổi

  • Đối với trẻ 1 tháng tuổi: Vaccine Viêm gan B VGB (mũi 2), được tiến hành trong trường hợp người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B.
  • Các mũi tiêm cho bé 2 tháng tuổi: Vaccine Viêm gan B VGB (mũi 2) nếu như người mẹ không bị viêm gan B; Tiêm mũi 1 vaccine 5 trong 1 (Bạch hầu - Ho gà - Viêm gan B - Uốn ván - Haemophilus Influenzae) + vaccine bại liệt, hoặc vaccine 6 trong 1 (có thêm phòng Bại liệt); Vaccine phòng tiêu chảy do Rotavirus (mũi 1).
  • Giai đoạn từ 6 tuần tuổi trở lên: Tiêm phòng thêm mũi 1 vaccine phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não mủ.

1.3. Đối với trẻ 3 tháng tuổi

Các mũi tiêm cho bé 3 tháng tuổi cần phải tiến hành được liệt kê như dưới đây:

  • Vaccine phòng tiêu chảy do Rotavirus (mũi 2).
  • Vaccine phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não (mũi 2).
  • Vaccine 5 trong 1 và vaccine bại liệt (mũi 2), hoặc vaccine 6 trong 1 (mũi 2).
  • Vaccine Viêm gan B VGB (mũi 3).

1.4. Lịch tiêm chủng cho bé 4 tháng tuổi

  • Vaccine phòng tiêu chảy do Rotavirus (mũi 3).
  • Vaccine phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não (mũi 3).
  • Vaccine 5 trong 1 và vaccine bại liệt (mũi 3), hoặc vaccine 6 trong 1 (mũi 3). Sau đó 1 năm sẽ tiếp tục tiêm nhắc lại loại vaccine này mũi 4.

1.5. Lịch tiêm chủng cho bé 5 tháng tuổi

Các mũi tiêm cho bé trong thời điểm này chỉ cần lưu ý tiêm thêm 1 liều vaccine phòng bệnh bại liệt (mũi 4), nếu như trước đó giai đoạn 2 - 3 - 4 tháng tuổi trẻ tiêm phòng vaccine 5 trong 1 kèm theo vaccine bại liệt.

1.6. Đối với trẻ 6 tháng tuổi

  • Vaccine phòng bệnh cúm mùa: Mũi 1 tiêm khi trẻ đạt đủ 6 tháng tuổi, tiếp tục tiêm mũi thứ 2 sau đó 1 tháng. Loại vaccine này có thể tiêm nhắc lại hàng năm.
  • Vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B, C: Cần tiêm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm tối thiểu phải đạt từ 6 - 8 tuần.

1.7. Đối với trẻ 9 tháng tuổi

Khi trẻ đạt 9 tháng tuổi, các mũi tiêm cho bé sẽ cần tiêm mũi 1 các loại vaccine phòng bệnh sởi, quai bị và Rubella. Trong trường hợp tiêm vaccine MMR (vaccine phối hợp 3 trong 1 phòng Sởi - Quai bị - Rubella) thì chỉ cần tiêm 1 mũi. Mũi thứ 2 tiêm sau đó 6 tháng, và 4 năm sau sẽ tiêm nhắc lại loại vaccine này.

1.8. Lịch tiêm chủng cho bé 12 tháng tuổi

  • Vaccine phòng thủy đậu Varivax (Mỹ): Tiêm mũi 1 khi trẻ được 12 tháng tuổi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc tiêm khi trẻ đạt từ 4 - 6 tuổi.
  • Vaccine phòng viêm não Nhật Bản: Tiêm 2 mũi đầu tiên với khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là từ 1 - 2 tuần, 1 năm sau đó tiêm mũi 3. Các mũi nhắc lại sẽ được tiêm 3 năm/lần cho tới khi trẻ 15 tuổi.
  • Vaccine phòng viêm gan A: Tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng (đối với vaccine của Pháp), hoặc 2 mũi cách nhau 1 năm (đối với vaccine của Thụy Sỹ).

1.9. Lịch tiêm chủng cho bé 24 tháng tuổi

Các mũi tiêm cho bé 24 tháng tuổi bao gồm như sau:

  • Vaccine phòng viêm màng não do mô cầu: Tiêm mũi đầu tiên khi trẻ được 2 tuổi, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần.
  • Vaccine phòng phế cầu khuẩn: Tiêm mũi thứ nhất vào thời điểm trẻ 24 tháng tuổi, sau 3 năm tiếp tục tiêm nhắc lại 1 lần.
  • Vaccine phòng bệnh thương hàn: Tương tự như 2 loại vaccine kể trên, mũi 1 cũng được tiêm khi trẻ đủ 24 tháng tuổi và 3 năm nhắc lại 1 lần.

2. Các mũi tiêm cho bé bổ sung cha mẹ nên biết

Bên cạnh việc tuân thủ đúng lịch tiêm chủng cho bé, bắt buộc tiêm chủng các loại vaccine như đã được liệt kê theo quy định của Bộ Y tế thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn tiêm phòng bổ sung thêm cho trẻ một số vaccine phòng bệnh khác.

Cần lưu ý rằng mỗi loại vaccine lại phù hợp cho từng giai đoạn, từng độ tuổi khác nhau nên tốt nhất là cha mẹ cần trao đổi trực tiếp, tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể các loại vaccine bổ sung bao gồm:

  • Vaccine phòng bệnh thủy đậu.
  • Vaccine phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus.
  • Vaccine phòng bệnh viêm gan siêu vi A.
  • Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản B.
  • Vaccine phòng bệnh cúm.
  • Vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn.
  • Vaccine phòng bệnh thương hàn.
  • Vaccine phòng bệnh tả (đối với các vùng có nguy cơ cao).
  • Vaccine phòng ngừa HPV.

Một số lưu ý quan trọng khi tiêm chủng cho bé

Ngoài việc tìm hiểu về lịch tiêm chủng cho bé từng giai đoạn cũng như các mũi tiêm cho bé cần thực hiện, các bậc phụ huynh còn đồng thời phải nắm bắt một số lưu ý dưới đây để chăm sóc con một cách tốt nhất, kịp thời xử lý nếu chẳng may có vấn đề bất thường:

Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng

Sau khi hoàn thành các mũi tiêm, thông thường trẻ sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ điển hình như sưng đỏ, đau nhức ở vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi… Đây là phản ứng của cơ thể đối với vaccine nên sẽ không đáng lo ngại, nếu trẻ được chăm sóc, nghỉ ngơi đúng cách thì các triệu chứng sẽ giảm dần và hồi phục sức khỏe sau vài ngày.

Trái lại, sau các mũi tiêm cho bé mà gặp phải những biểu hiện như dưới đây thì cần theo dõi cẩn thận thường xuyên, hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ xử lý:

  • Uống thuốc hạ sốt không có hiệu quả, hoặc sốt cao > 39 độ C liên tục.
  • Trẻ quấy khóc thường xuyên, bú kém hoặc bỏ bú, có hiện tượng tím tái da…
  • Sưng tấy vết tiêm trong thời gian dài mà không giảm bớt.

Lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Không chỉ cần quan tâm đến lịch tiêm chủng cho bé mà cha mẹ cũng phải biết cách chăm sóc con mình sao cho đúng cách sau khi tiêm, cụ thể:

  • Ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng, phản ứng của trẻ sau khi tiêm vaccine.
  • Tình trạng sưng đỏ tại vết tiêm sẽ tự hết sau vài ngày, các bậc phụ huynh tuyệt đối không dùng các mẹo dân gian (dùng nguyên liệu tự nhiên đắp lên vết tiêm) bởi rất dễ gây nhiễm trùng, nếu trẻ đau và quấy khóc thì chỉ nên sử dụng đá lạnh chườm vài phút để giảm bớt triệu chứng.
  • Trường hợp trẻ bị sốt cần được theo dõi thân nhiệt, nếu như < 39 độ C có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu trẻ sốt nên cho trẻ mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, thực hiện chườm ấm để giảm sốt, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ép trẻ bú quá nhiều cùng một lúc.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ thông tin về lịch tiêm chủng cho bé và các mũi tiêm cần thiết theo từng giai đoạn để các bậc phụ huynh có thể chủ động theo dõi, lên kế hoạch tiêm chủng cho con em mình. Việc nắm được các mũi tiêm cho bé và tiến hành tiêm chủng đúng thời gian sẽ giúp trẻ nhỏ có đầy đủ kháng thể phòng ngừa bệnh tật, đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển một cách tốt nhất, vì thế cha mẹ nên lưu ý tìm hiểu.

Ngày cập nhật:
25/6/2022

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển

Thông tin Bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình. Từng công tác tại Học Viện Quân Y và Bệnh Viện Quân Y.

Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa II ngoại chấn thương chỉnh hình.

Bác sĩ Lê Văn Điển có các chứng chỉ đào tạo về khám chữa bệnh ngoại khoa, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, do Cục Quân Y - Bộ Quốc Phòng cấp.

Hiện bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển, đang làm việc, công tác tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, và làm cố vấn y khoa cho chuyên trang blog sức khỏe doctortuan.webflow.io.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ