Thoát vị đĩa đệm là gì có chữa khỏi được không?

Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển
Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch, thoát ra khỏi vị trí vốn có, gây ra chèn ép nên các phần liên quan như: dây thần kinh, ống xương...
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Thoát vị đĩa đệm là gì, thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không hay tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có được không là băn khoăn của nhiều người nếu đang mắc phải tình trạng này. Các bác sĩ cho biết, thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý thường gặp có liên quan đến vùng xương khớp và cột sống, nếu không chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường về sau. Vậy thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không và cách chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào hiệu quả? Để tìm hiểu cụ thể về bệnh cũng như một số bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm, mời bạn đọc cùng bác sĩ Lê Văn Điển - bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - cố vấn y khoa tại doctortuan.webflow.io, tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm trong bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là gì và dấu hiệu nhận biết

Trước khi tìm hiểu cụ thể về những câu hỏi như thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không, chữa được không hay tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có được không, chúng ta cần nắm được một số thông tin cần biết về bệnh lý này. Theo giải đáp từ các chuyên gia, giữa các đốt sống sẽ có đĩa đệm (cấu trúc gồm 2 phần là bao xơ và nhân nhầy) với chức năng co giãn giúp cho các đốt xương có thể hoạt động thuận lợi, tránh bị cọ xát với nhau.

Thoát vị đĩa đệm là gì có chữa khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm là gì có chữa khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) được hiểu là hiện tượng bao xơ của đĩa đệm bị thoái hóa, tổn thương khiến cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, sau đó chèn ép vào ống sống hoặc rễ thần kinh gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Theo thống kê, 2 vị trí thoát vị thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Dưới đây là những triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình mà người bệnh cần lưu ý:

  • Đau nhức tại các vị trí bị thoát vị, bao gồm cổ, vai gáy, chân, tay, thắt lưng… với mức độ từ âm ỉ đến dữ dội, đau nhiều khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Người bệnh có tình trạng rối loạn cảm giác, kèm theo tê bì tay chân rồi lan ra vùng thắt lưng, xuống mông, đùi, hai bên bẹn…
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cũng gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hoặc một số trường hợp khác sẽ bị són tiểu, tiểu tiện không kiểm soát, bí tiểu.
  • Suy giảm khả năng vận động, bệnh nhân trở nên chậm chạp hơn bình thường, thiếu linh hoạt, đặc biệt là khi cầm hoặc nắm.
  • Thoát vị đĩa đệm mức độ nặng sẽ làm người bệnh teo cơ, yếu cơ, khó vận động.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp

Nhiều người thường tìm hiểu về các bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm để giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, để có cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất thì trước tiên cần tìm ra được nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Cụ thể như sau:

  • Yếu tố tuổi tác: Những người ở trong độ tuổi từ trung niên trở lên sẽ có hiện tượng các lớp sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, cột sống dần thoái hóa và hậu quả là đĩa đệm cũng bị tổn thương, lớp bao xơ nứt rách khiến nhân nhầy lệch khỏi vị trí vốn có.
  • Hoạt động sai tư thế: Người thường xuyên phải bê, vác vật nặng, tính chất công việc cần ngồi lâu ở một chỗ, ngồi hoặc nằm sai tư thế… là những nguyên nhân khiến cho cột sống phải chịu áp lực trong thời gian dài và dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
  • Do chấn thương: Nếu không may gặp chấn thương, tai nạn, bị va đập mạnh… sẽ gây áp lực lên vùng lưng khiến đĩa đệm tổn thương, lớp nhân nhầy trật khỏi vị trí ban đầu. Tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có được không hay thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không trong trường hợp này là không thể, người bệnh phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương án xử lý cho phù hợp.
  • Người bị béo phì: Thêm một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm điển hình phải kể đến những người bị thừa cân, có trọng lượng cơ thể lớn cũng tạo ra áp lực cho vùng thắt lưng, cột sống cũng như đĩa đệm, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không, có tự khỏi không và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi phần nội dung sau đây của bài viết để cùng tìm ra lời giải đáp.

Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không?

Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không. Theo đó, một số người cho rằng bệnh có khả năng tự khỏi được mà không cần điều trị, nhưng ngoài ra cũng nhiều ý kiến nói rằng người bệnh phải áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm, bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp mới có thể khỏi được. Vậy điều này thực tế ra sao?

Nhận định về câu hỏi thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không, các chuyên gia cho biết khi đĩa đệm đã bị thoát vị sẽ không tự lành trở lại như lúc đầu. Tuy nhiên, một vài trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, mới khởi phát trong thời gian gần đây thì có thể giảm dần theo thời gian dựa vào 3 cơ chế, quá trình như sau của cơ thể:

  • Phản ứng miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể “nhận thấy” phần đĩa đệm đang bị tổn thương và sẽ tấn công vào khu vực đang gặp phải hiện tượng thoát vị, loại bỏ các protein gây viêm nhiễm ở vùng này. Nhờ vậy mà kích thước đĩa đệm sẽ được giảm bớt và cảm giác đau cũng sẽ dần cải thiện.
  • Quá trình hấp thụ nước của đĩa đệm: Những phần đĩa đệm bị thoát vị thực tế có chứa nước ở bên trong, theo thời gian cơ thể sẽ hấp thụ lượng nước này và giúp cho kích thước đĩa đệm thu nhỏ bớt, tránh tạo áp lực lên dây thần kinh, ống sống để các cơn đau được thuyên giảm.
  • Quá trình cơ học đĩa đệm: Việc áp dụng các bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm theo đúng cách có thể giúp cho phần đĩa đệm đang bị tổn thương dần thu hẹp vào bên trong, hạn chế sự chèn ép lên những dây thần kinh lân cận.

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần khẳng định lại rằng thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không là Không. Triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện trong một số trường hợp nhưng hoàn toàn không có nghĩa là bạn đã khỏi hẳn thoát vị đĩa đệm, các dấu hiệu bất thường có thể xuất hiện trở lại bất kỳ lúc nào mà chúng ta không lường trước được.

Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp, dễ tái phát và tương đối nguy hiểm, bởi nếu như không được can thiệp xử lý ngay từ sớm sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề biến chứng. Ở mức độ nhẹ thường gây đau nhức, tê buốt, khó cử động, làm hạn chế các hoạt động hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng sẽ gây yếu cơ, teo cơ, rối loạn cảm giác hay thậm chí là mất hoàn toàn khả năng vận động.

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không là Không, vậy liệu bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Thực tế, khi xét về mặt cơ chế sinh học thì một khi đĩa đệm đã bị thoái hóa, thoát vị chúng sẽ không có khả năng trở lại như trạng thái ban đầu 100%. Cơ thể của chúng ta không có cơ chế tự sản sinh ra các đĩa đệm mới, hơn nữa cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng việc thay đĩa đệm nhân tạo hoặc phẫu thuật loại bỏ khối thoát vị cũng không điều trị được bệnh một cách triệt để.

Thế nhưng, đối với những trường hợp được phát hiện kịp thời ngay từ sớm và điều trị đúng phương pháp, kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học thì tình trạng bệnh có thể phục hồi từ 80 đến 95% so với ban đầu. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không cũng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố ảnh hưởng như dưới đây:

  • Phương pháp điều trị: Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau được áp dụng sao cho phù hợp với mỗi bệnh nhân cụ thể, và điều này cũng quyết định đến hiệu quả đạt được. Tuy nhiên, tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có được không thì người bệnh không nên, thay vào đó hãy đến cơ sở y tế để thăm khám.
  • Cơ sở khám chữa bệnh: Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến việc thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không là địa chỉ y tế mà người bệnh lựa chọn. Bạn nên lưu ý tìm hiểu và tìm đến những cơ sở chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn, máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại thay vì các địa chỉ “chui”.
  • Sự phối hợp của bệnh nhân: Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không cũng phụ thuộc tương đối nhiều vào sự phối hợp của người bệnh ra sao. Cụ thể là bệnh nhân có tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ hay không, chế độ dinh dưỡng có phù hợp không, thói quen sinh hoạt có lành mạnh, khoa học hay không…

Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Để phòng ngừa xảy ra những biến chứng nguy hiểm thì việc người bệnh chủ động thăm khám và điều trị thoát vị đĩa đệm ngay từ giai đoạn đầu là điều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bệnh nhân chữa trị càng sớm thì thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không lại càng có tỷ lệ hồi phục cao hơn. Tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có được không, bạn không nên tự ý tìm cách chữa tại nhà khi chưa biết về tình trạng của mình bởi điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới các vấn đề rủi ro, khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn trước.

Thay vì thế, người bệnh hãy lựa chọn tìm đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định cách chữa thoát vị đĩa đệm sao cho hiệu quả:

1. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây y

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa thường được chỉ định cho những trường hợp ở giai đoạn nhẹ, cấp tính. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc tiêm Corticoid, nhóm thuốc giãn cơ, thuốc bổ sung vitamin… với liều lượng sử dụng phù hợp.

Trong quá trình sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh phải đảm bảo tuân thủ theo đúng những sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không được dùng thuốc tùy tiện, bừa bãi, tự ý thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng sử dụng bởi điều này vừa khiến bệnh khó điều trị hơn, vừa gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

2. Áp dụng các bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp vật lý trị liệu bằng các bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm cũng có thể mang lại hiệu quả trong việc giúp cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh. Tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có được không, đối với phương pháp này thì bệnh nhân vẫn cần được bác sĩ hướng dẫn trong thời gian đầu, sau đó có thể tự luyện tập tại nhà nhưng phải đảm bảo thực hiện theo đúng cách. Dưới đây là một số bài tập để bạn tham khảo:

  • Bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm “Cầu vồng”: Nằm ngửa trên sàn, hai tay để dọc theo thân người, sau đó co chân lên từ từ sao cho tạo góc vuông với mặt sàn. Dùng đầu, vai và bàn chân để làm trụ, hít vào từ từ rồi nâng phần mông lên cao tối đa, giữ nguyên 5 giây rồi trở lại tư thế ban đầu, tiếp tục lặp lại động tác thêm 5 lần.
  • Bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm “Gập bụng”: Nằm ngửa, lưng và lòng bàn chân áp lên mặt sàn, cong hai đầu gối. Hai tay duỗi thẳng, úp lòng bàn tay xuống sàn, từ từ kéo cằm về phía ngực, cong nhẹ phần cơ thể phía trên để nâng vai lên. Giữ nguyên 3 giây rồi về tư thế ban đầu, lặp lại thêm khoảng 20 - 30 lần.
  • Bài tập Yoga hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm: Bắt đầu với tư thế quỳ gối trên sàn, ngồi trên gót chân và mở rộng hai đầu gối. Tiếp theo từ từ cúi gập người để phần trên của cơ thể nằm giữa hai đùi, có thể dùng một tấm đệm mỏng để làm điểm tựa cho phần đầu. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút kèm theo hít thở sâu.

3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp ngoại khoa

Phẫu thuật ngoại khoa là cách chữa thoát vị đĩa đệm cuối cùng cần phải áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, không nhận thấy được sự cải thiện khi sử dụng phương pháp nội khoa, tiêm ngoài màng cứng hay các bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh gặp khó khăn khi đứng hoặc di chuyển, đi bộ…

Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ của mỗi bệnh nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phương pháp ngoại khoa thích hợp, có thể là phẫu thuật mở truyền thống, mổ nội soi hoặc mổ vi phẫu. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngoại khoa vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro, vì thế bệnh nhân phải đảm bảo lựa chọn đúng những địa chỉ y tế uy tín.

Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh thoát vị đĩa đệm, giải đáp câu hỏi thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không, tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có được không mà nhiều người đang quan tâm. Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không là rất khó, chính vì vậy ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chỉ định cách chữa thoát vị đĩa đệm và hướng dẫn bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Chúc các bạn luôn có thật nhiều sức khỏe!

Ngày cập nhật:
7/3/2023

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển

Thông tin Bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình. Từng công tác tại Học Viện Quân Y và Bệnh Viện Quân Y.

Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa II ngoại chấn thương chỉnh hình.

Bác sĩ Lê Văn Điển có các chứng chỉ đào tạo về khám chữa bệnh ngoại khoa, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, do Cục Quân Y - Bộ Quốc Phòng cấp.

Hiện bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển, đang làm việc, công tác tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, và làm cố vấn y khoa cho chuyên trang blog sức khỏe doctortuan.webflow.io.

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ