13 triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Lương Thị Phương Nam
Nhận biết sớm các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh tiểu đường ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp ích cho người bệnh, hãy cùng doctortuan.webflow.io tìm hiểu các dấu hiệu bệnh tiểu đường.
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và có các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Do vậy khi thấy bản thân có những dấu hiệu lạ, hay đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm, tránh để bệnh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả tính mạng. Bà viết dưới đây sẽ chia sẻ 13 triệu chứng, dấu hiệu tiểu đường thường gặp nhất.

Thông tin sơ bộ về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng lại với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu, từ đó gây cản trở cơ thể chuyển hóa chất bột đường thành năng lượng, lâu dần lượng đường đó tích tụ trong máu. Nếu tình trạng này để lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, biến chứng sang các bộ phận khác, thậm chí là tử vong.

13 triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
13 triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh nên các nhà nghiên cứu đã chia ra thành các loại bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tiểu đường thứ phát và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường đáng quan tâm

Hầu hết triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là do mức đường trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường có thể rất nhẹ nhàng hoặc không có triệu chứng gì cho đến khi bệnh nặng hay có biến chứng, hoặc dấu hiệu tiểu đường bị nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác.

1.Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu của tiểu đường type 1 và type 2 có một số điểm giống nhau, như sau:

Cảm thấy đói và mệt mỏi

Khi cơ thể thu nạp thức ăn thì sẽ chuyển đổi chúng sang glucose - nguyên liệu nuôi dưỡng các tế bào cơ thể. Tuy nhiên để hấp thụ glucose thì cần insulin, nếu cơ thể không sản xuất đủ hay đề kháng lại insulin thì glucose sẽ không thể đi vào cơ thể và tạo ra năng lượng. Do vậy mà cơ thể rơi vào trạng thái đói, mệt mỏi hơn bình thường.

Tuy nhiên tình trạng mệt mỏi này cũng thường bị nhầm lẫn với những vấn đề khác gây ra như béo phì, do tâm lý căng thẳng, mất cân bằng nội tiết tố, chế độ ăn thiếu chất,...

Đi tiểu thường xuyên

Người bình thường mỗi ngày sẽ đi tiểu từ 4-8 lần nhưng với người có dấu hiệu bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân của dấu hiệu tiểu đường này là do cơ thể sẽ tái hấp thu đường glucose qua thận, tuy nhiên khi lượng đường trong máu cao, thận không thể thực hiện tốt nhiệm vụ này, dẫn đến tạo ra nhiều người tiểu hơn. Do vậy mà người bị tiểu đường sẽ thường xuyên mót tiểu.

Khát nước

Khi đi tiểu nhiều hơn sẽ khiến người bệnh cũng hay khát nước. Một vòng luẩn quẩn sẽ diễn ra đó là uống nhiều nước hơn và đi tiểu nhiều hơn. Đây được coi là dấu hiệu bệnh tiểu đường rõ ràng.

Khô miệng

Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận của Mỹ cho biết khô miệng chính là triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Đó là do cơ thể đang tập trung sử dụng nước để tạo ra nước tiểu, nên không đủ nước cung cấp cho các bộ phận khác. Từ đó dẫn đến tình trạng mất nước và khô miệng.

Một số biểu hiện của khô miệng như miệng liên tục khô, khó nuốt hoặc nhai, môi nứt nẻ, lưỡi khô ráp, hoặc có vết loét, nhiễm trùng trong miệng.

Ngứa da

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường tiếp nữa là da bị ngứa, do da không được cung cấp đủ nước nên bị khô, dễ kích ứng và ngứa ngáy hoặc có thể do các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường như nhiễm trùng nấm men, nấm,...

Mắt mờ đi

Có thế nhiều người thấy lạ nhưng dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường đó là khả năng quan sát suy giảm. Khi thay đổi lượng chất lỏng trong cơ thể, khiến cho thủy tinh thể bị sưng lên, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh, khiến cho hình dạng vật trở khó có độ nét, méo mó.

2.Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1

Cân nặng sụt bất thường

Khi không thể chuyển hóa thành năng lượng từ thức ăn, cơ thể sẽ tự động kích hoạt quá trình đốt cháy cơ và chất béo để lấy năng lượng, do vậy mà dấu hiệu bệnh tiểu đường đó là cân nặng giảm bất thường dù thực đơn dinh dưỡng không thay đổi.

Buồn nôn và nôn

Khi cơ thể chuyển hóa từ chất béo sang năng lượng thì một lớp hợp chất hữu cơ ketone sẽ được sản sinh, chúng tích tụ trong máu và làm cho máu có tính axit. Khi tích tụ đến một mức độ nguy hiểm nào đó nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường có thể xảy ra, gây ra các biến chứng và đe dọa đến tính mạng.

Buồn nôn và nôn mửa chính là dấu hiệu tiểu đường, là biểu hiện của tình trạng nhiễm toan ceton. Do vậy người mắc bệnh đái tháo đường cần thực hiện xét nghiệm ketone thường xuyên để kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ.

Gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ

Người mắc bệnh tiểu đường thường có những dấu hiệu tiểu đường liên quan đến giác ngủ như chất lượng giấc ngủ kém, khó ngủ, hoặc hay buồn ngủ. Hơn nữa, người bệnh còn gặp phải một số rắc rối với giấc ngủ như:

  • Ngưng thở khi ngủ: Đây là biểu hiện của việc ngừng hoạt động thở khi đang ngủ, dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này do đường hô hấp bị nghẽn khi đang ngủ, ngăn không cho không khí vào phổi. Không chỉ thế tình trạng ngày còn ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động chức năng của não và tim.
  • Dấu hiệu của bệnh tiểu đường làm gián đoạn giấc ngủ do tổn thương dây thần kinh ở chân và bàn chân. Tổn thương này có thể khiến bàn chân mất đi cảm giác, hoặc ngứa ran, tê, đau và rát.
  • Rối loạn giấc ngủ với hội chứng chân không yên là sự kích thích dữ dội muốn di chuyển chân mà người bệnh không thể cưỡng lại được. Khi bị hội chứng này sẽ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ được.
  • Đường huyết tăng và hạ thất thường: Cả hai tình trạng này của huyết áp đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mắc tiểu đường. Cao huyết áp sẽ khiến người bệnh khó chịu, nóng nực, bất an còn hạ huyết áp thì gây ra cảm giác đói, chóng mặt, hoa mắt, vã nhiều mồ hôi
  • Ngủ ngáy: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ ngáy như do béo phì hoặc cơ thể thu nạp nhiều chất béo. Ngoài ra béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2, bệnh tim, tăng huyết áp, viêm khớp và đột quỵ.

3.Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 2

Nhiễm trùng và nhiễm nấm

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 là người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng nấm men. Thức ăn của nấm men là glucose do vậy chúng sẽ phát triển nhanh ở người có lượng đường cao.

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở các bộ phận có nếp gấp nhờ nhiệt độ ấm và ẩm như vị trí các ngón tay, ngón chân, dưới ngực, hay xung quanh và bên trong bộ phận sinh dục.

Vết thương, vết loét lâu lành

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường dễ nhận biết là vết thương lâu lành hơn. Theo thời gian khi lượng đường trong máu cao sẽ làm thu hẹp mạch máu, máu khó lưu thông, hạn chế chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để làm lành vết thương.

Hơn nữa, lượng đường trong máu cao để lâu sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ thống miễn dịch, do vậy mà cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.

Mất cảm giác ở chân, tê bì chân

Cảm giác đau hay thấy tê bì ở chân được xem là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, là một biểu hiện rõ của việc dây thần kinh đang bị tổn thương mà nguyên nhân là do lượng đường glucose trong máu tăng cao. Đây cũng được coi là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường phổ biến. Khi glucose tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm giác đau, nóng và lạnh, dây thần kinh vận động, dây thần kinh kiểm soát hoạt động của dạ dày, nhịp tim đập ( dây thần kinh tự chủ).

4.Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ

Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai thường không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường rõ ràng, nhưng vẫn có một vài dấu hiệu tiểu đường thai kỳ có thể kể đến như:

  • Cảm thấy khát nước nhiều hơn
  • Mót đi tiểu nhiều hơn, đây cũng là biểu hiện khi mang thai nên ít thai phụ chú ý đến
  • Mau đói, ăn nhiều nhưng cũng không đáp ứng đủ
  • Nhìn mờ, có vấn đề về tầm nhìn

Trong quá trình mang thai người phụ nữ thường cảm thấy mót đi tiểu và nhanh đói nên những dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ kể trên thường bị nhầm lẫn. Để biết được chính xác tình hình sức khỏe bản thân, bắt buộc phải thực hiện các xét nghiệm cần thiết mới xác định chính xác có mắc bệnh tiểu đường hay không. Mẹ bầu cần chú ý đến vấn đề này bởi lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường - bảo vệ sức khỏe bản thân

Trên đây là những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu và các dấu hiệu bệnh tiểu đường của riêng từng loại. Dựa vào những dấu hiệu tiểu đường kể trên mà mọi người có thể cảm nhận bản thân có mắc bệnh hay không. Ngoài ra cần chú ý phòng tránh bệnh trước khi bệnh có cơ hội phát triển.

Một số cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả:

  • Kiểm soát vấn đề cân nặng: Dấu hiệu bệnh tiểu đường có cân nặng sụt bất thường, do vật kiểm soát trọng lượng cơ thể cũng là cách giảm nguy cơ mắc bệnh. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiểu đường nên giảm cân an toàn từ 7-10% trọng lượng cơ thể, ngăn bệnh không phát triển.
  • Tăng cường vận động thể dục thể thao: Vận động nhiều vừa tốt cho việc giảm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường vừa mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như:
  • Giảm cân an toàn từ đó giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
  • Giảm lượng đường trong máu
  • Lưu thông máu tốt hơn
  • Tăng độ nhạy cảm với insulin từ đó giữ cho lượng đường luôn ở mức bình thường.
  • Ăn các loại rau củ quả tươi tốt cho sức khỏe: Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, khoáng chất mang lại nhiều lợi ích cho việc phòng tránh bệnh và hạn chế dấu hiệu bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm cần bổ sung như:
  • Ăn nhiều trái cây như cà chua, ớt chuông,...
  • Các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ, rau lá xanh,...
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, yến mạch, hạt quinoa,...

Nếu ăn uống điều độ các thực phẩm trên sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đường, cản trở hấp thụ chất béo và cholesterol cũng như ngăn nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, tránh viêm nhiễm, đồng thời cảm thấy no lâu, không còn cảm giác thèm ăn.

  • Giảm các dấu hiệu tiểu đường bằng cách ăn chất béo lành mạnh: Để giảm cân hay kiểm soát cân nặng cần chú ý đến thực phẩm có chất béo tốt hay chất béo không bão hòa. Các nguồn chất béo tốt là: dầu ô liu, dầu hạt cải, hạnh nhân, đậu phộng, cá hồi, cá ngừ, cá thu,...
  • Tránh ăn kiêng quá mức: Mục tiêu là giảm cân nhưng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ không cắt thực phẩm quá mức, dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt, và càng làm nặng thêm triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.
  • Tránh dấu hiệu bệnh tiểu đường khi không sử dụng thuốc lá: Thành phần của thuốc lá làm tăng dấu hiệu của bệnh tiểu đường cao 50% so với những người không hút, do vậy muốn không mắc bệnh tiểu đường thì không nên hút thuốc cũng như hạn chế ở gần khu vực khói thuốc
  • Uống rượu bia với lượng vừa phải: Việc sử dụng nhiều rượu bia sẽ gây viêm tụy mãn tính, giảm chức năng tiết insulin, dẫn đến dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng tại cơ sở y tế để có biện pháp điều chỉnh lượng đường cho phù hợp cải thiện dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Việc nhận biết triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu rất quan trọng bởi bệnh được kiểm soát từ sớm sẽ hạn chế tổn thương cho người bệnh. Do vậy mỗi người cần ghi nhớ các biện pháp phòng tránh bệnh cũng như dấu hiệu bệnh tiểu đường để tự bảo vệ sức khỏe bản thân.

Ngày cập nhật:
9/2/2023

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam, chuyên gia tư vấn sức khỏe phụ nữ. Hiện tại bác sĩ Lương Thị Phương Nam đang làm cố vấn y khoa, đồng hành cùng chuyên trang blog sức khỏe doctortuan.webflow.io

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ