Nhiệt miệng là gì? Hướng dẫn điều trị nhiệt miệng tại nhà
Nhiệt miệng là tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong cơ thể hoặc các tổn thương tại khoang miệng. Bệnh nhiệt miệng thực tế không nguy hiểm nhưng sẽ gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu cho người mắc, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống và giao tiếp. Vậy cụ thể nhiệt miệng là gì và cách chữa nhiệt miệng như thế nào cho hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết, do bác sĩ Lê Văn Điển, cố vấn y khoa tại Doctor Tuấn, chia sẻ sau đây để tìm hiểu về bệnh lý này cũng như hướng dẫn cách điều trị nhiệt miệng tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay loét miệng (tên khoa học Aphthous ulcer) là cụm từ được sử dụng để mô tả tình trạng xuất hiện các vết loét với kích thước to nhỏ khác nhau tại phía bên trong môi, trong má, trên lưỡi hoặc dưới lợi. Thông thường, các nốt nhiệt miệng sẽ có hình tròn hay hình bầu dục, màu trắng hoặc hơi ngả sang vàng kèm theo viền đỏ bao xung quanh.
Thống kê cho thấy, nhiệt miệng là một trong các bệnh lý tổn thương ở miệng vô cùng phổ biến khi chiếm tỷ lệ tới hơn 20% trên tổng số ca bệnh về miệng. Nhiệt miệng hoàn toàn không lây lan, vết loét chỉ xuất hiện tại vị trí cố định rồi sẽ dần dần thuyên giảm và tự khỏi (khoảng 5 ngày cho đến 1 tuần). Chúng cũng không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lại khiến cho người mắc cảm thấy đau rát, khó chịu, nhất là khi ăn uống và nói chuyện, chính vì vậy bất kỳ ai cũng đều muốn tìm kiếm cách điều trị nhiệt miệng nhanh chóng.
Ban đầu, người bị nhiệt miệng có thể nhận thấy hiện tượng bỏng rát hoặc ngứa râm ran khoảng 1 - 2 ngày trước khi nốt nhiệt hình thành. Kích thước vết loét miệng thường là 1 - 2 mm, sau đó chúng to dần lên gây sưng tấy, đau nhức. Cuối cùng là sau khoảng 1 tuần chúng sẽ từ từ giảm sưng, giảm đau và lành lại như bình thường.
Theo các chuyên gia, bệnh nhiệt miệng có khả năng tự khỏi nếu như người mắc chăm sóc cơ thể khoa học, đúng cách. Trái lại, đối với những trường hợp bị nhiệt miệng, loét miệng kéo dài không thuyên giảm hoặc kèm theo nhiều triệu chứng khác thì bạn cần phải chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và can thiệp xử lý.
- Cách chữa hôi nách hiệu quả
- Tư vấn sức khỏe online
- Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?
- Ăn nhiều dưa hấu có tác dụng gì?
Những nguyên nhân gây nhiệt miệng thường gặp
Để có cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả hay cách chữa nhiệt miệng tại nhà thì trước tiên mọi người cần nắm bắt được một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Thực tế, cho đến hiện nay thì nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh nào, tuy nhiên chúng ta có thể liệt kê những yếu tố gây ảnh hưởng như dưới đây:
- Thường xuyên nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn có tính chất cay nóng, các loại chất kích thích, đồ uống có cồn… gây nóng trong và hậu quả là dẫn tới nhiệt miệng.
- Các chấn thương tại vùng miệng do bị ngã, chơi thể thao, đánh răng quá mạnh, hoặc không may cắn vào niêm mạc miệng dẫn tới tổn thương.
- Sử dụng các loại nước súc miệng và kem đánh răng có thành phần Sodium Lauryl Sulfate gây phản ứng ở khoang miệng.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể, điển hình là vitamin B2, B6, B12, C, axit folic, sắt, kẽm… cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng.
- Gặp căng thẳng và áp lực kéo dài, hoặc nội tiết tố rối loạn trong ngày “đèn đỏ”.
- Một số yếu tố gây nhiệt miệng khác: Hoạt động của hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh Behcet, các bệnh về đường miệng như viêm lợi, sâu răng, bệnh ở nướu…
Hướng dẫn cách điều trị nhiệt miệng tại nhà
Mặc dù không phải một bệnh lý gây nguy hiểm, nhưng người bị nhiệt miệng sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng như khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp, tâm lý khó chịu, dễ cáu gắt, cơ thể mệt mỏi, stress, thậm chí còn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng… Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo những cách chữa nhiệt miệng đơn giản ngay tại nhà sau đây và áp dụng khi cần thiết giúp giảm đau, làm lành tổn thương nhanh hơn:
1. Cách điều trị nhiệt miệng bằng việc thay đổi lối sống
Đôi khi việc xây dựng những thói quen khoa học, chăm sóc cơ thể đúng cách cũng là một cách chữa nhiệt miệng hiệu quả, cụ thể như sau:
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ, lưu ý tránh tác động vào nốt nhiệt miệng.
- Tích cực nạp vào cơ thể nhiều rau củ quả và các loại trái cây tươi để bổ sung khoáng chất, vitamin… giúp thanh nhiệt giải độc, hạn chế nóng trong.
- Tránh xa các loại chất kích thích, đồ có cồn, rượu bia, thức uống có gas, đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ bởi sẽ khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
2. Súc miệng nước muối là cách điều trị nhiệt miệng đơn giản
Muối vốn có tính chống viêm và sát khuẩn cao vì thế bạn hãy thử áp dụng cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng cách súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày. Khi mới tiếp xúc với tổn thương thì nước muối sẽ gây ra cảm giác hơi đau rát, nhưng công dụng lại giúp làm lành vết loét khá hiệu quả. Người bệnh có thể tự pha nước muối với công thức 5gr muối sạch + 230ml nước ấm, hoặc đơn giản hơn là mua nước muối sinh lý pha sẵn để sử dụng.
3. Cách chữa nhiệt miệng với cây nha đam
Nha đam giàu nước và khoáng chất, vừa hỗ trợ làm lành tổn thương, giảm tình trạng sưng đau vừa giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Cách điều trị nhiệt miệng với nha đam thực hiện như sau: Lấy phần thịt gel nha đam thoa trực tiếp vào các nốt nhiệt miệng hàng ngày để làm dịu cơn đau, hoặc cách khác là người bệnh xay nha đam lấy nước uống.
4. Cách điều trị nhiệt miệng tại nhà từ dầu dừa
Thành phần axit lauric hoàn toàn tự nhiên có trong dầu dừa sẽ mang đến tác dụng giảm sưng đau, rút ngắn thời gian lành lại vết nhiệt miệng. Sử dụng dầu dừa là cách chữa nhiệt miệng rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch tay, chấm một ít dầu dừa nguyên chất rồi thoa nhẹ vào vết loét ở miệng sao cho bao phủ hết xung quanh. Để dầu dừa phát huy công dụng thì tốt hơn hết là người bệnh sau khi bôi hãy hạn chế nuốt nước bọt hay tác động vào.
5. Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả bằng mật ong
Sở dĩ nhiều người lại lựa chọn mât ong là cách điều trị nhiệt miệng ngay tại nhà do nguyên liệu này từ lâu đã được biết đến với công dụng chống khuẩn, kháng viêm và rất lành tính, có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ. Khi thoa mật ong nguyên chất lên nốt nhiệt miệng, chúng sẽ phát huy tác dụng giảm đau, giảm sưng đỏ, phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Nếu sợ bị xót thì bạn hãy thử pha trà nóng với mật ong rồi uống từ từ cũng sẽ có hiệu quả.
6. Cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng với trà hoa cúc
Nếu đang băn khoăn cách điều trị nhiệt miệng như thế nào giúp sớm lành vết thương, hạn chế sưng đau khó chịu thì bạn không nên bỏ qua trà hoa cúc với thành phần Azulene và Levomenol giúp kháng viêm, sát trùng. Có hai cách thực hiện để người bệnh lựa chọn: Thứ nhất là pha nước trà hoa cúc ấm để súc miệng hàng ngày, hoặc cách khác là đắp trực tiếp túi trà hoa cúc lên vị trí đang bị tổn thương, giữ nguyên khoảng vài phút rồi bỏ ra.
7. Dùng nghệ là cách điều trị nhiệt miệng dân gian
Nghệ thường có mặt rất nhiều trong các bài thuốc, mẹo dân gian để trị vết loét, xóa mờ thâm sẹo, giảm tổn thương tại niêm mạc miệng nhờ thành phần hoạt chất kháng viêm và chống oxy hóa. Để tiến hành cách chữa nhiệt miệng này, bạn hãy lấy một lượng nhỏ tinh bột nghệ nguyên chất rồi trộn đều cùng 1 thìa mật ong, sau đó thoa trực tiếp hỗn hợp lên các nốt nhiệt miệng để đạt hiệu quả giảm đau sưng.
8. Cách điều trị nhiệt miệng tại nhà sử dụng baking soda
Baking soda là một trong những cách chữa nhiệt miệng tương đối an toàn và nhanh chóng, công dụng giảm viêm và hỗ trợ cân bằng độ pH bên trong niêm mạc miệng. Cách pha baking soda cũng tương tự như muối, người bệnh lấy 5gr bột cho vào khoảng 230ml nước rồi khuấy đều, mỗi lần súc miệng khoảng 15 - 20 giây, thực hiện ngày 2 - 3 lần.
9. Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước súc miệng chuyên dụng giúp kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm khoang miệng, sát khuẩn và mang lại hơi thở thơm tho. Đối với cách điều trị nhiệt miệng này, người bệnh lưu ý phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể dùng súc miệng trực tiếp hoặc pha loãng ra tùy từng sản phẩm. Đồng thời, bạn tuyệt đối không lạm dụng nước súc miệng trong thời gian dài bởi điều đó có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến răng miệng.
10. Cách chữa nhiệt miệng bằng các loại thuốc Tây y
Thuốc Tây y cũng là một cách điều trị nhiệt miệng được nhiều người lựa chọn hiện nay, bao gồm thuốc uống, thuốc bột, kem bôi hoặc gel bôi, thường là thuốc kháng sinh, giảm đau, sát khuẩn và chống viêm. Sử dụng thuốc tân dược có ưu điểm mang đến hiệu quả khá nhanh chóng trong việc giảm sưng, giảm đau, nhưng để phòng ngừa tác dụng phụ xảy ra thì người bệnh hãy chú ý tham khảo trước sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Như vậy, thông qua bài viết các chuyên gia đã giải đáp cho bạn đọc nhiệt miệng là gì và một số phương pháp, cách điều trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả. Bên cạnh việc tìm hiểu và nắm được những cách chữa nhiệt miệng để áp dụng khi cần thiết, mỗi người cũng nên tự chủ động phòng tránh nhiệt miệng bằng cách duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế tối đa các loại thực phẩm cay nóng và lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe!
Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào
👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ