Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Lương Thị Phương Nam
Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu ảnh hưởng rất lớn đến hệ phát triển của thai nhi về sau đến khi ra đời. Vậy phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần chú những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Xem Nhanh Tin Sức Khỏe [Hiện]

Được làm mẹ là điều vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi phụ nữ. Do đó, lần đầu làm mẹ, phụ nữ cần chuẩn bị cho mình kiến thức trước khi mang thai. Phụ nữ cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và cần thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn quan trọng khi mang thai. Giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến hệ phát triển của thai nhi về sau đến khi ra đời. Vậy phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần chú những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Cơ thể của phụ nữ 3 tháng đầu mang thai thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, buồn ngủ, thường gặp tình trạng thèm ăn, hay đói. Mẹ bầu dễ bị dị ứng với mùi lạ và có cảm giác buồn nôn, thường đau đầu, chóng mặt và đi tiểu thường xuyên.

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Đây là những biểu hiện phổ biến là giai đoạn ốm nghén mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi thời điểm này cơ thể người mẹ phải sản sinh ra nhiều lượng máu hơn để cung cấp cho thai nhi, tăng hormone và tăng kích thước của tử cung.

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là điều rất cần thiết để có nắm rõ được sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng vacxin để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Đồng thời trong quá trình mang thai cần phải làm một số xét nghiệm để có thể dự đoán được các dấu hiệu bất thường của nhiễm sắc thể gây dị tật tới thai nhi.

XEM THÊM:

Theo bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, mẹ bầu bắt buộc phải đi siêu âm thai ở giai đoạn 3 tháng đầu vào các thời điểm:

  • Tuần thứ 6-10: Tại lần siêu âm này, bác sĩ sẽ xác định thai đã vào tử cung chưa. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tình trạng sức của mẹ bầu, cũng như có những tư vấn thích hợp để không ảnh hưởng tới thai kỳ.
  • Tuần thứ 11-14: Đây là mốc kiểm tra định kỳ quan trong đối với thai phụ. Thời gian này là khoảng thời điểm chính xác nhất để bác sĩ có thể tiến hành đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán những bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây dị tật như: bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành thai nhi. Ngoài ra, trong thời gian thai được 11-14 tuần, người mẹ được yêu cầu làm xét nghiệm double test để kiểm soát thêm các bất thường bẩm sinh khác.

Một số dấu hiệu có thể nguy hiểm trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Nếu phụ nữ khi mang thai trong 3 tháng đầu mà thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây cho thấy mẹ và bé đang gặp nguy hiểm, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh xảy ra tình trạng không mong muốn.

  • Cơn đau bụng lâm râm di chuyển khắp vùng bụng, dần chuyển sang đau dữ dội đây là biểu hiện cảnh báo mang thai ngoài dạ con.
  • Vùng bụng co thắt, cơn đau kéo dài kèm ra huyết khi mang thai đây là biểu hiện của sảy thai.
  • Khi người phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thấy cơn đau bụng co thắt, xuất hiện tình trạng tiêu chảy, đau lưng, co thắt dạ con đây là triệu chứng của tình trạng sinh non.
  • Trường hợp mẹ bầu đau bụng, nôn mửa, mờ mắt, chân tay phù nề có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật

Vì vậy, khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ, làm theo các mốc khám thai định kỳ mà các bác sĩ đã đưa ra, và không quên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm mà các bác sĩ chỉ định. Bởi nó góp phần với tỷ lệ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ, và sự phát triển của thai nhi cũng như nhận diện sớm các dị tật bất thường.

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý

Trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý: Quá trình hình thành cơ thể và cơ cấu não bộ thời gian đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi cần có một nguồn dinh dưỡng đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn.

Mang thai ba tháng đầu tiên, việc ổn định thai nhi là điều hết sức quan trọng. Ngoài việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết, người mẹ cần chú ý đặc biệt bổ sung các loại vi chất, đặc biệt là axit folic, sẽ giúp cho thai nhi phát triển một cách hoàn hảo, toàn diện. Những thực phẩm giàu chất axit folic có thể kể đến là cam, khoai tây, bông cải xanh, đậu, các loại rau lá xanh…

Nếu không biết trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu bà bầu nên ăn gì thì bạn nên bổ sung thêm protein mỗi ngày từ 10-18g, tương đương với 50-100gr thịt, cá hay 1-2 ly sữa hàng ngày.

Ngoài ra cần bổ sung chất sắt, canxi giúp giảm nguy cơ dị tật ở trẻ, các chất này có trong các loại rau có màu xanh thẫm. Bổ sung vitamin B12 và vitamin C giúp , cho bánh nhau bền chắc, phát triển xương, cơ và mạch máu cho bào thai.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ cần lưu ý về dinh dưỡng nên tránh đồ ăn cay, nóng, những đồ uống hay đồ ăn có chất kích thích và các đồ gây dị ứng thì nên hạn chế hoàn toàn. Đồng thời, mẹ bầu không được ăn đồ sống, cá tái, cá thịt sống hoặc các sản phẩm chưa qua tiệt trùng.

Trong giai đoạn này có 1 một số loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn này cần kiêng như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau răm... đây đều là thực phẩm gây co thắt tử cung, có khả năng dẫn đến đau nhức, khó chịu và nặng sẽ có khả năng bị sảy thai.

Các lưu ý trong chế độ ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Vấn đề ăn kiêng: Phụ nữ khi mang thai không nên ăn kiêng một cách không khoa học như vậy sẽ làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng gây thiếu máu, sinh non, con suy dinh dưỡng, và những dấu hiệu tai biến khác.
  • Vấn đề tăng cân: Mẹ bầu tăng cân quá út thi thai nhi sẽ chậm phát triển, bào thai sẽ suy dinh dưỡng, bé sinh có thể sẽ bị suy dinh dưỡng và mẹ có nguy cơ đẻ non. Tuy nhiên, nếu  tăng cân quá nhiều thì mẹ bầu lại có nguy cơ mắc tiểu đường, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao hay khó sinh. Vì vậy, khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu thông thường sẽ không tăng cân hoặc tăng rất ít, đến 3 tháng sau thì mẹ bầu tăng khoảng 2 – 2,5 kg trong một tháng. Giai đoạn ba tháng cuối, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 2- 2,8kg trong một tháng.

Như vậy, để thực hiện chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu khá là dễ dàng. Chỉ cần các phụ nữ lưu ý thành phần của một số loại thực phẩm thì đã có được thực đơn dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi. Mặc dù thời kỳ đầu mang thai sẽ gặp khó khăn và thường hay khó chịu nhưng vì sự phát triển toàn diện của con, mẹ hãy cố gắng thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Cần có 1 chế độ sinh hoạt lành mạnh khi mang thai 3 tháng đầu

Trong thời kỳ mang thai là thời điểm mẹ bầu nên chỉ làm những hoạt động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh xa các hoạt động mạnh, những môn thể thao nguy hiểm. Thay vào đó, khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ có thể tập các bài tập nhẹ, điều hòa hơi thở, đi bộ... giúp tăng cường sức đề kháng cũng như sức khỏe. Khi tập, nhịp tim phù hợp dành cho bạn nên dưới 140 nhịp/phút.

Trong khoảng thời gian này, bạn cần chú ý đi lại cẩn thận, tránh đi vào các khu vực dễ trơn trượt, để để phòng bị ngã sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi. Đồng thời mẹ bầu có thói quen sử dụng giày cao gót, hãy cân nhắc về việc mua đôi giày thoải mái và phù hợp với người mang thai.

Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn nên sắp xếp công việc, cân bằng lại chế độ sinh hoạt, dành cho mình nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, ngủ không đủ giấc để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Một số điều phụ nữ cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

  • Không mang vác vật nặng
  • Mẹ bầu có dành thời gian tập yoga thì nên tránh một số bài tập yoga phức tạp như: căng giãn cơ hay chéo hông không tốt cho mẹ bầu thời điểm này.
  • Không nên tắm hơi hay tắm nước quá nóng
  • Không tham gia các trò chơi cảm giác mạnh, những môn thể thao nguy hiểm.
  • Phụ nữ khi mang thai hạn chế trang điểm tránh kích ứng da.

Cân bằng tâm lý của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Trong các yếu tố thì yếu tố tâm lý khá quan trọng khi phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Theo các chuyên gia y tế, khi mang thai các hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Nên trong thời gian này, mẹ bầu thường hay mệt mỏi, tư tưởng thường không thoải mái, dễ xúc động. Giai đoạn này khiến mẹ bầu chán ăn, thường ốm nghén hay ăn nhiều dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng làm cơ thể trở nên mệt mỏi, tâm lý bất an và hay căng thẳng.

Tâm lý của người ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, người mẹ luôn luôn phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Ngoài ra, hãy dành thời gian để đọc các sách thai giáo, nó sẽ giúp mẹ bầu trang bị thêm các kiến thức chăm sóc thai và nuôi dạy con, hơn nữa nó có thể giúp các mẹ bầu phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai 3 tháng đầu. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, cung cấp dưỡng chất đầy đủ để an thai, tránh để thai nhi gặp tác động mạnh gây động thai, sẩy thai hoặc những biến chứng ngoài ý muốn.

ĐỌC THÊM:

Bên cạnh đó mẹ bầu nên đăng ký tham gia một lớp tiền sản sẽ giúp các mẹ bổ sung rất nhiều kiến thức quan trọng khi mang thai và sau sinh.

Như vậy, để hiểu và chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc lời giải đáp cho câu hỏi mang thai 3 tháng đầu cần chú ý gì. Để đảm bảo con yêu và cả mẹ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên lưu tâm đến những điểm cơ bản trên nhé.

Ngày cập nhật:
24/10/2020

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY
Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam, chuyên gia tư vấn sức khỏe phụ nữ. Hiện tại bác sĩ Lương Thị Phương Nam đang làm cố vấn y khoa, đồng hành cùng chuyên trang blog sức khỏe doctortuan.webflow.io

Related Posts

0386 977 199
Hỏi bác sĩ