Siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm bên cạnh những vấn đề như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe thai kỳ… Tâm lý của hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai đều nóng lòng, mong muốn biết được em bé trong bụng phát triển như thế nào vì thế không ít người đã đi siêu âm nhiều lần để theo dõi. Vậy thực tế siêu âm thai nhiều có tốt không, có gây tác động gì hay không, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua những chia sẻ của bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sau đây.
Vì sao bà bầu cần tiến hành siêu âm thai?
Trước khi tìm hiểu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, các mẹ bầu cần hiểu rõ thực tế siêu âm thai là gì và mục đích khi thực hiện kỹ thuật này. Cụ thể, bác sĩ chuyên khoa cho biết siêu âm thai được hiểu là phương pháp dùng sóng âm giúp hiển thị, chẩn đoán hình ảnh thai nhi, nhau thai hay tử cung của người mẹ.
Hiện nay, nền y học phát triển ngày càng tiên tiến nên các kỹ thuật siêu âm thai cũng rất đa dạng, điển hình như siêu âm đầu dò, siêu âm thành bụng, siêu âm Doppler màu, siêu âm tim thai, siêu âm 3D, 4D…
Khi đi khám thai theo định kỳ hoặc một số trường hợp được chỉ định thì siêu âm thai luôn là hạng mục cần thiết để qua đó bác sĩ có thể chẩn đoán số tuần tuổi và vị trí của thai, tình trạng phát triển như thế nào. Siêu âm thai cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tầm soát nguy cơ thai dị tật bẩm sinh, đồng thời kiểm tra các biến chứng có thể trong thai kỳ.
- Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?
- Mang thai tháng đầu nên ăn gì?
- Siêu âm đầu dò là gì? Có nên siêu âm đầu dò khi mang thai
Ngoài ra, những bà bầu đã quá ngày dự sinh sẽ phải thực hiện siêu âm để xem xét tình trạng của em bé, đã sắp đến thời gian sinh nở hay chưa. Thêm vào đó, trường hợp người mẹ phải làm một số loại xét nghiệm chuyên sâu thì cũng cần siêu âm theo dõi thai nhi.
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng họ có nhiều nỗi trăn trở trong thai kỳ, và một trong số đó chính là tình hình phát triển của thai nhi trong bụng ra sao, liệu có vấn đề nào bất thường hay không. Thậm chí là họ chỉ thực sự an tâm khi được nhìn em bé cử động thông qua việc siêu âm, thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng bởi chưa rõ liệu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không.
Trên nhiều diễn đàn, hội nhóm về sức khỏe mẹ và bé, chúng ta không khó để bắt gặp những nội dung chia sẻ của các bà bầu về việc thường xuyên đi siêu âm, trong suốt thời gian mang thai đi siêu âm tới 10 - 15 lần và “khoe” bộ sưu tập phiếu siêu âm thai của mình. Ngay cả khi người mẹ có sức khỏe thai kỳ ổn định, thai nhi phát triển bình thường thì thực tế vẫn có nhiều chị em đang lạm dụng việc siêu âm thai một cách quá mức, thiếu khoa học.
Xét về bản chất, kỹ thuật siêu âm sẽ sử dụng loại sóng âm thanh ở tần số rất cao, có thể hiểu là vượt quá so với ngưỡng người bình thường nghe được. Mặc dù cho tới hiện tại vẫn còn nhiều tranh luận về việc sóng siêu âm liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không, nhưng đa phần đều cho rằng với cường độ quá thấp như vậy sẽ không thể gây hại cho em bé. Nếu chỉ tiếp xúc với sóng âm ở tần suất vừa đủ, có thời gian và mức độ phù hợp thì thai nhi hoàn toàn không gặp phải vấn đề nguy hại nào.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tác hại của việc siêu âm quá nhiều lần đối với sự phát triển của thai nhi. Trong số đó điển hình là nguy cơ tổn thương về trí não hay những dị tật trên cơ thể trẻ dưới tác động của sóng âm. Đặc biệt, nếu thai nhi phải thường xuyên tiếp xúc với kỹ thuật siêu âm Doppler, siêu âm thai 3D - 4D thì lại càng có nguy cơ cao tiến triển các dị tật bẩm sinh.
Hơn nữa, khi lạm dụng siêu âm trong thai kỳ có thể dẫn đến tâm lý bồn chồn, hồi hộp cho người mẹ trước mỗi lần kiểm tra sức khỏe. Bà bầu phải đi lại nhiều lần, có thể gặp rủi ro nhất là khi thai đã phát triển lớn, không chỉ lãng phí thời gian mà còn tốn kém rất nhiều về tài chính nên mọi người cần cân nhắc và điều chỉnh lại.
Như vậy, đối với câu hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không thì mẹ bầu hãy hạn chế lại nếu đang lạm dụng quá mức để phòng ngừa những tác hại tiềm ẩn đối với sự phát triển của con yêu cũng như sức khỏe của chính bản thân mình.
Trong trường hợp cần phải siêu âm thai nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhằm theo dõi khi thai nhi hoặc người mẹ có vấn đề nào đó bất thường thì bạn có thể yên tâm tuân thủ thực hiện bởi đây là điều cần thiết. Trái lại nếu như sức khỏe của mẹ và bé bình thường, chị em phụ nữ chỉ cần tiến hành siêu âm theo định kỳ như lịch hẹn của bác sĩ, không nên thực hiện quá nhiều với mục đích muốn nhìn thấy thai nhi trong bụng.
Những thời điểm siêu âm thai quan trọng cần lưu ý
Ngoài việc chủ động tìm hiểu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, mẹ bầu cũng đồng thời nên nắm bắt được các mốc siêu âm thai quan trọng để sắp xếp, lên kế hoạch đi khám giúp kiểm tra, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể có 3 thời điểm mà thai phụ cần ghi nhớ bao gồm:
1. Thai kỳ ở tuần thứ 12 - 14 (ba tháng đầu tiên trong thai kỳ)
Vào thời điểm này, kỹ thuật siêu âm thai có thể xác định được số lượng thai là thai đơn hay đa thai, chẩn đoán số tuần tuổi thai nhi dựa trên việc đo chiều dài từ đầu đến mông và đưa ra ngày dự sinh. Không chỉ vậy, bác sĩ sẽ đồng thời đo được độ mờ da gáy giúp tầm soát nguy cơ dị tật nhiễm sắc thể bất thường, nếu chỉ số này dưới 2,5mm là bình thường nhưng trường hợp từ 6mm trở lên thì có khả năng cao trẻ mắc hội chứng Down.
2. Thai kỳ ở tuần thứ 21 - 24 (ba tháng giữa trong thai kỳ)
Đây là giai đoạn mà các bộ phận trên cơ thể của thai nhi đã được phát triển hoàn thiện, và thông thường việc kiểm tra, chẩn đoán sẽ được tiến hành vào tuần thai thứ 22. Thông qua phương pháp siêu âm thai sẽ giúp bác sĩ xem xét quá trình phát triển cơ quan nội tạng của em bé như thế nào, kết hợp với quan sát phát hiện ngay từ sớm các dị tật bên ngoài như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở chân tay…
3. Thai kỳ ở tuần thứ 30 - 32 (ba tháng cuối cùng của thai kỳ)
Lần siêu âm này có thể đánh giá tình trạng nước ối và nhau thai để kịp thời xử lý nếu có bất thường bao gồm thiếu ối, đa ối, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non…, xem xét dây rốn liệu có hoạt động bình thường để nuôi dưỡng thai được không. Không những vậy, bác sĩ sẽ chẩn đoán sớm được các vấn đề liên quan đến não bộ, mạch máu, tim mạch… của thai nhi, kiểm tra xem bà bầu nên sinh thường hay cần sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Mong rằng với những chia sẻ từ chuyên gia về câu hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không đã giúp chị em phụ nữ có được lời giải đáp cụ thể cho bản thân mình, đồng thời lên kế hoạch phù hợp, an toàn để chăm sóc thai kỳ luôn khỏe mạnh. Nhìn chung việc siêu âm thai theo định kỳ là điều cần thiết, ngược lại nếu thai phụ siêu âm nhiều lần với mục đích chỉ để quan sát em bé trong bụng thì nên cân nhắc lại để phòng ngừa tối đa các vấn đề ảnh hưởng. Để được bác sĩ sản phụ khoa giỏi tư vấn, vui lòng gọi đến số điện thoại 0386-977-199 trong trường hợp bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào khác liên quan.
Xem thêm: Double test và triple test là gì?
Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào
👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ